Bóng bay bơm khí hydro phát nổ từng đe dọa tính mạng nhiều người

Mới đây, trong buổi lễ khai mạc giải bóng đá ngành ngân hàng, các cầu thủ U14 Sông Lam Nghệ An kéo chùm bóng bay che nắng thì bất ngờ một người bật lửa. Chùm bóng bay bơm khí hydro bị lửa tác động dẫn đến phát nổ, làm 3 cầu thủ ở gần bóng bay nhất bị thương. Người đàn ông dùng bật lửa cũng bị thương nặng.

Ngay sau đó, 4 người được đưa vào Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cấp cứu trong tình trạng bị thương ở vùng mặt, cổ và tay. Trong khi 3 cầu thủ có sức khỏe tiến triển tốt thì người đàn ông bật lửa được chuyển ra bệnh viện ở Hà Nội điều trị, chẩn đoán mức độ nguy hiểm hơn hẳn.

b1

Đây không phải là trường hợp hiếm gặp trong cuộc sống. Vào năm ngoái, nhiều người phát hoảng khi nhận được tin một số người lớn ngồi nhậu trong đêm Trung thu bị bỏng nặng do chùm bóng bay khoảng 100 quả ở phía sau lưng bỗng dưng phát nổ.

Vào năm 2017, Bệnh viện Xanh Pôn cũng tiếp nhận 3 trường hợp bỏng nặng do nổ bóng bay bơm khí hydro khiến một người đàn ông bị mù, 2 bệnh nhân nữ bị ảnh hưởng toàn bộ khuôn mặt.

Điều đáng nói, bóng bay là một trong những đồ chơi mà trẻ nhỏ khá thích thú. Nếu chẳng may con bạn chơi phải bóng bay bơm khí hidro thì sẽ nguy hiểm khôn lường ra sao? Giới chuyên gia mới đây cũng đưa ra khuyến cáo cho vấn đề này.

b2

Không cho trẻ nhỏ chơi bong bay bơm khí hydro để bảo toàn sức khỏe cho bé

Theo PGS.TS Trần Hồng Côn (khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội), khí hydro thường được sử dụng để bơm vào bóng bay vì loại khí này rất rẻ tiền, dễ sản xuất, nguyên liệu bao gồm vụn nhôm đồng nát, vôi, kiềm, nén lại trong bình là có khí hydro. Tuy nhiên, loại khí này khi ở gần nguồn lửa thì vô cùng nguy hiểm.

"Chỉ cần có tác nhân gây cháy như tàn thuốc lá, tro đốt vàng mã đang cháy thì khối hydro bơm nén trong bóng bay sẽ phát nổ rất mạnh khi tiếp xúc gần", chuyên gia khẳng định.

Khi bóng bay chứa khí hydro phát nổ, chúng có thể gây thương tích nếu ở gần mặt. Những tác hại cụ thể là cháy tóc, bỏng mặt, mù mắt. Do khoảng cách cầm bóng gần người nên hiện tượng bỏng do nổ bóng bơm khí hydro thường là bỏng nặng, bỏng trên diện tích rộng.

b3

Khí hydro thường được sử dụng để bơm vào bóng bay vì loại khí này rất rẻ tiền, dễ sản xuất, nguyên liệu bao gồm vụn nhôm đồng nát, vôi, kiềm, nén lại trong bình là có khí hydro.

Tất nhiên, nếu không bơm bằng khí hydro mà bơm bằng khí heli thì bóng bay có nổ hay không vẫn an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, sản phẩm bơm bằng loại khí này rất đắt nên hầu hết người ta chuyển sang bơm bằng khí hydro.

Điều đáng nói, vào những dịp lễ Tết, khai giảng… bóng bay là vật dụng trang trí không thể thiếu. Nhất là với trẻ nhỏ, bóng bay còn là đồ chơi bắt mắt, nhiều bé nhìn thấy những quả bóng bán ngoài đường cũng thích thú, muốn bố mẹ mua cho để chơi đùa.

Do đó, chuyên gia khuyến cáo, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho con bạn và chính mình, cha mẹ không nên cho trẻ con chơi bóng bay bơm khí hydro. Đặc biệt, mỗi gia đình không nên mua bóng bay với số lượng lớn để trang trí sự kiện hay những bữa tiệc sinh nhật… trong nhà. Nếu cho con chơi gần bóng bay cần chú ý thường xuyên quan sát trẻ, tránh những hậu quả đáng tiếc.

b5

Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho con bạn và chính mình, cha mẹ không nên cho trẻ con chơi bóng bay bơm khí hydro.

Nếu chẳng may có người bị bỏng do nổ bóng bay bơm khí hydro nên nhanh chóng sơ cứu cho nạn nhân theo hướng dẫn cụ thể sau:

- Nhặt hết vụn bóng trên người, cởi bỏ quần áo nếu khu vực che phủ bị tổn thương.

- Nhanh chóng ngâm khu vực bị bỏng vào nước lạnh, có thể dùng vòi nước xối rửa ngay tại vị trí vết bỏng.

- Cuốn lên vết thương bằng gạc y tế mỏng để tránh nhiễm trùng, sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.