Có những trường hợp hiến tạng cứu được nhiều người cùng lúc
Vào năm 2015, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM từng công bố về ca chết não hiến đa phủ tạng cứu một lúc 6 người. Theo đó, bệnh nhân bị tai nạn lao động rồi chết não, tiên lượng không qua khỏi. Trong lúc bệnh nhân hấp hối, nhân viên y tế của bệnh viện đã tiếp cận, vận động và giải thích về ý nghĩa của việc hiến tạng với người nhà.
Vào năm 2015, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM từng công bố về ca chết não hiến đa phủ tạng cứu một lúc 6 người.
Mô và tạng của bệnh nhân này được hiến tặng là giác mạc, khối tim - phổi, gan và 2 thận. 2 thận và gan được ghép cho 3 bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy (một trường hợp bị ung thư gan do viêm gan siêu vi C và hai trường hợp suy thận mạn giai đoạn cuối trong danh sách chờ). Hai giác mạc của bệnh nhân được ngân hàng mắt của đơn vị quản lý chuyên phục vụ bệnh nhân nghèo tiếp nhận. Khối tim – phổi của bệnh nhân do kíp phẫu thuật của Bệnh viện TW Huế thực hiện, chuyển đến ghép cho trường hợp suy tim phổi đang điều trị tại bệnh viện này. Đây là ca hiến tạng đầu tiên có thể cứu sống 6 người khác tại Việt Nam.
Mới đây cũng có thêm trường hợp hiến tạng cứu 6 người khiến chúng ta vô cùng xúc động. Vị thiếu tá này qua đời vì chết não, được gia đình hiến tim, phổi, thận và giác mạc ghép cho 6 người vào cuối tháng 2.
Hiến tạng là một nghĩa cử cao đẹp mà nhiều người hiện nay mong muốn được thực hiện
Hiến tạng là một nghĩa cử cao đẹp mà nhiều người hiện nay mong muốn được thực hiện. Theo ThS.BS Nguyễn Hoàng Phúc (PGĐ Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người), tất cả người khỏe mạnh trên 18 tuổi đều có thể đăng ký hiến tạng.
Người hiến tạng khi còn sống có thể hiến một phần lá gan, một phận thận, da, xương.
Với một người chết hoặc chết não có thể hiến các mô, tạng như: 01 quả Tim, 02 lá gan, 02 quả thận, 01 tụy, 02 lá phổi, 02 giác mạc, da, xương, gân, sụn…
Quy trình lấy và ghép tạng cần tuân thủ nghiêm ngặt các bước
Theo BS Nguyễn Hoàng Phúc, sau một loạt chỉ định xét nghiệm, bắt đầu vào giai đoạn lấy tạng, bác sĩ phải đặt các đường ống truyền để bơm dung dịch đặc biệt vào để rửa tạng. Sau khi được lấy ra khỏi cơ thể, tạng phải nhanh chóng được rửa và bảo quản trong môi trường được quản lý nghiêm ngặt với dung dịch đặc biệt cũng như đòi hỏi vô trùng, nhiệt độ…
Tạng lấy ra được bảo quản trong những máy móc đặc biệt và chỉ trong một khoảng thời gian nhất định sau đó sẽ được cấy ghép vào người nhận.
Sau một loạt chỉ định xét nghiệm, bắt đầu vào giai đoạn lấy tạng, bác sĩ phải đặt các đường ống truyền để bơm dung dịch đặc biệt vào để rửa tạng.
Chuyên gia cho biết, quy trình gồm chuẩn bị nguồn hiến, người nhận, nhân lực kỹ thuật và theo dõi, chăm sóc sau ghép. Trong đó, người cho tạng cần được khám sức khỏe tổng quát, đảm bảo không có bệnh lý kèm theo. Tuổi của người cho nên tương đương hoặc lớn hơn người nhận. Ngoài ra cần đảm bảo phản ứng chéo giữa người cho và nhận, các xét nghiệm viêm gan siêu vi B, C và nhiễm virus CMV, EBV... của cả hai đều âm tính mới được phép hiến, ghép tạng. Trong trường hợp bệnh nhân chết, từ lúc lấy tạng khỏi cơ thể đến khi ghép phải gói gọn trong vòng 8 tiếng.
Dưới sự bảo quản của các dung dịch chuyên biệt cho từng loại tạng ở nhiệt độ 4 độ C, mỗi loại có thời gian bảo quản cho phép khác nhau. Thông thường, tạng được ghép trong khoảng thời gian như sau: 4-5h sau cắt tim, 6-8h sau cắt phổi, 10-12h sau cắt tụy tạng, 40-45h cho thận. Dung dịch chuyên biệt để bảo quản và nhiệt độ đóng vai trò vô cùng quan trọng vì nếu lấy ra ở nhiệt độ thường, tạng người sẽ hỏng dưới 1h.
Để ghép tạng thành công cần thực hiện 5 bước cơ bản:
- Giám định y khoa ở trung tâm cấy ghép: Người được ghép tạng cần phải lấy máu và chụp X-quang để được kiểm tra nhóm máu và các yếu tố phù hợp khác để xác định xem liệu cơ thể có chấp nhận một tạng khác hay không.
Để quyết định tạng ghép đó có thể sống được bao lâu do rất nhiều yếu tố tác động.
- Chờ thông tin từ nguồn hiến: Nếu người bệnh được chỉ định cấy ghép, người đó cần trông chờ vào nguồn hiến từ người thân hoặc từ người khác hiến tặng. Thời gian phải chờ đợi phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng chủ yếu được xác định bởi mức độ phù hợp giữa người nhận và người hiến tặng.
- Xét nghiệm xác định độ tương thích: Sự phù hợp được xác định dựa vào nhiều yếu tố: Nhóm máu, kháng nguyên bạch cầu, kháng thể…
- Bước vào phẫu thuật cấy ghép: Người nhận và người hiến tặng sẽ được thực hiện cùng một lúc, thường là ở những phòng cạnh nhau. Một nhóm các bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện cắt tạng từ người hiến, trong khi một nhóm người khác chuẩn bị việc nhận tạng được hiến tặng.
- Phục hồi sau phẫu thuật: Để quyết định tạng ghép đó có thể sống được bao lâu do rất nhiều yếu tố tác động. Bên cạnh yếu tố từ người cho còn có các yếu tố liên quan đến cơ địa người nhận, thuốc sử dụng, bệnh lý phối hợp, các yếu tố môi trường địa lý…