Đây cũng là nguyên nhân của 20% các trường hợp mắc ung thư vú.

Kết quả thu được là kích thước khối u bị giảm đi rất nhanh, đồng thời kéo dài thời gian sạch bệnh trước khi ung thư quay trở lại.

Trong thử nghiệm lâm sàng, loại vaccine này bước đầu đã cho thấy hiệu quả của mình. Tuy nhiên, sau đó không lâu, khối u vẫn có thể kích hoạt 1 chiến thuật mới giúp nó có thể sống sót. Để khắc phục nhược điểm này, nhóm tác giả đã tạo ra phác đồ điều trị mới, với sự kết hợp của vaccine cùng 1 liệu pháp miễn dịch sẵn có, và thu được kết quả hết sức khả quan.

TS Zachary Hartman, đại diện nhóm nghiên cứu, phân tích: "Các tế bào T đặc hiệu với protein HER2 có trong vaccine đóng vai trò then chốt trong việc hình thành đáp ứng miễn dịch chống lại khối u. Qua thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy: Khi vaccine được kết hợp với pembrolizumab, loại thuốc được sử dụng trong liệu pháp miễn dịch sẵn có, hiệu quả của chúng lại càng tăng thêm".

Trong khi đó, nếu chỉ sử dụng đơn lẻ, thuốc pembrolizumab lại không mấy hiệu quả với ung thư vú dương tính HER-2.

"Đây là một sự phối hợp rất ăn ý. Trong khi vaccine giúp hình thành đáp ứng miễn dịch mới để chống lại khối u, thì thuốc pembrolizumab lại làm tăng khả năng tấn công của tế bào T vào khối u. Kết quả là kích thước khối u bị giảm đi rất nhanh, đồng thời kéo dài thời gian sạch bệnh trước khi ung thư quay trở lại" - TS Zachary Hartman nhấn mạnh.

Sẽ cần nhiều thời gian để có thể đưa phác đồ sử dụng bộ đôi vaccine và thuốc miễn dịch này vào thực tế. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu đã mở ra một cách tiếp cận đầy hứa hẹn trong điều trị ung thư.