Chứng ho chia thành 2 loại: Ho do bị tác động bên ngoài gây cảm, và ho do tổn thương bên trong. 
 
Loại thứ nhất lại chia thành ho do phong hàn và ho do phong nhiệt. Với các loại triệu chứng ho khác nhau sẽ có cách dùng thuốc hoàn toàn khác nhau.
 
Thông thường, các chứng ho khan liên tục, và ho do kích thích với dịch đờm không nhiều thì có thể dùng các loại sirô trị ho. Với chứng ho có nhiều đờm cần dùng loại sirô có tác dụng tiêu đờm. 
 
Cần lưu ý, khi dùng sirô ho không nên tuỳ ý tăng liều lượng. Nhiều người chúng ta nghĩ rằng thuốc thảo dược tác dụng chậm, cần tăng liều lượng mới thấy hiệu quả. Tuy nhiên, việc tăng liều lượng tuỳ tiện hoàn toàn không có lợi cho việc chữa trị và sức khoẻ của bạn. 
 
Ho mùa thu: cảnh giác không thừa
 
Ngăn ngừa chứng ho: Giữ ấm, tích cực vận động thể chất, chú ý thực phẩm. 
 
Mùa thu là mùa chứng ho bùng phát. Do đó, ngoài việc cẩn thận giữ ấm cơ thể, tránh không để bị cảm, bạn cần lưu ý đến việc phòng ngừa ngay từ bữa ăn gia đình.
 
Cần lưu ý việc điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày, tăng cường các thực phẩm dưỡng phổi để phòng ngừa chứng ho. Bạn nên ăn thường xuyên các thực phẩm như mật ong, lê, hạt sen, ngân nhĩ, nho, và các loại rau tươi… 
 
Nên ít ăn các thực phẩm cay nóng.
 
Ngoài ra, bạn cũng nên tích cực tham gia các hoạt động dưỡng khí ngoài trời, để tăng cường thể chất, củng cố hệ miễn dịch, tránh xa các chứng cảm và ho.
 

 
Bạn bị ho và bạn thắc mắc: có khi nào ho cũng là một hoạt động tốt của cơ thể hay không?
 
Ho mùa thu: cảnh giác không thừa