Trời Hà Nội bắt đầu trở lạnh, những cơn gió tràn về cũng chính là lúc "cúc họa mi" dập dìu xuống phố, phủ khắp Hà Nội một màu trắng thanh tao, nho nhã, đẹp mê mẩn lòng người. Và thế là ngay khi các gánh hàng rong lấp ló xuất hiện cúc họa mi, ai nấy cũng tất bật "rinh" ngay vài bó cho bản thân như một món quà khi Đông về.
Việc cắm hoa cúc họa mi thực ra không tốn quá nhiều thời gian, và cũng không cần phải quá cầu kỳ. Mặc dù là chiếc bình to hay nhỏ, bình gốm, sứ hay thủy tinh, bình có màu hay là không thì cũng đều phù hợp với việc cắm cúc họa mi. Điều khiến hội chị em băn khoăn chỉ là, làm thế nào để cắm hoa được tươi lâu nhất có thể. Thế nhưng có vẻ như đó chẳng còn là điều đáng bận tâm, khi mà giờ đây, hoa cúc họa mi có dấu hiệu tàn, cành lá bắt đầu úa đi thì các chị em vẫn hoàn toàn có thể "chơi" tiếp.
Chị Vũ Thị Thanh Nhài (sinh năm 1980, hiện đang ở Quảng Ninh) cho biết: "Cúc hoạ mi rất bền. Bình hoa cúc họa mi này đã được 10 hôm nhưng thấy hoa vẫn còn khá tươi, chỉ có phần thân và cuống lá bắt đầu héo nên mình cắt ngắn để cắm thành suối hoa trưng tại bàn làm việc góc sân nhà".
Chị Thanh Nhài cho biết, việc cắt ngắn cắm lại trên xốp như này sẽ giúp hoa tươi và chơi thêm được cả tuần nữa.
Cũng theo chia sẻ của chị Nhài, cách cắm suối hoa cúc họa mi như thế này khá dễ và chỉ cần 2 bó là đủ. Và nếu các chị em cũng đang muốn tìm hiểu về cách cắm hoa này thì còn chần chừ gì mà không đọc tiếp bài viết dưới đây ngay bây giờ!
Cách cắm suối hoa cúc họa mi
- Bước 1: Cắm phần bên trong lọ hoa
- Bước 2: Định hình phần miệng suối hoa
- Bước 3: Tạo độ dài cho suối hoa
Xem thêm 1 số hình ảnh hoa cúc họa mi được cắm theo dáng suối hoa, để thấy những bông hoa trắng muốt đang chảy ra từ miệng bình:
Ảnh: NVCC