Đó là tâm niệm của chị Kim Dung - một bà nội trợ đảm đang ở tỉnh Lâm Đồng. Chị Dung chia sẻ rằng từ thời con gái chị đã thích nấu ăn nên sau khi có gia đình chị càng phát huy được sở trường của mình.

Gia đình chị 1 ngày 3 bữa các thành viên đều ăn ở nhà, do 1 tay chị nấu nướng vậy nhưng cả chồng cũng như các con chị chưa bao giờ kêu chán, ngược lại chồng chị còn "nghiện" cơm vợ nấu là đằng khác.

"Mình luôn quy định rõ ràng mỗi bữa cơm gia đình chỉ sắm trong khoảng 70k đến 100k tiền thức ăn với đủ 4 món: mặn, xào, canh và trái cây tráng miệng".

Để thực hiện được như thế, sáng nào chị Dung cũng dậy sớm đi chợ mua thực phẩm tươi ngon. Đặc biệt những hôm rảnh, chị lại tranh thủ ra chợ đầu mối mua rau dưa, củ quả đủ dùng cho cả tuần về nhặt sạch chia từng bữa bỏ tủ lạnh, tới bữa chỉ việc mang ra nấu.

Hoa mắt với mâm cơm gia đình chỉ với 70k mà đầy đủ thịt, cá hoa quả của bà nội trợ Lâm Đồng, đổi món liên tục khiến chồng ngày càng "nghiện" cơm vợ nấu - Ảnh 1.

Với chị Dung, bữa cơm gia đình luôn có ý nghĩa vô cùng quan trọng

Theo chị, đi chợ như vậy rất tiết kiệm, không chỉ mua được thực phẩm giá rẻ lại cùng lúc mua được nhiều loại, nếu thích chị có thể kết hợp các loại thực phẩm với nhau để chế biến thành nhiều món.

Hoa mắt với mâm cơm gia đình chỉ với 70k mà đầy đủ thịt, cá hoa quả của bà nội trợ Lâm Đồng, đổi món liên tục khiến chồng ngày càng "nghiện" cơm vợ nấu - Ảnh 2.

Mâm cơm chị Dung sắm luôn đủ 4 món: mặn, xào, canh và trái cây tráng miệng. Ảnh: NVCC

Bà nội trợ này cũng chia sẻ thêm về kinh nghiệm chọn mua thực phẩm của mình là khi mua rau chị không chọn những bó rau quá xanh non mà chọn những rau nhìn hơi già, trên lá có lỗ chỗ vết sâu cắn như thế rau sẽ ít bị phun thuốc hóa học hơn. 

Thịt cá muốn mua được đồ tươi ngon phải đi chợ sớm, cá lựa những con mang đỏ tươi, tốt nhất là còn đang bơi quẫy trong chậu. Thịt chọn những miếng còn tươi màu, phần nạc đỏ hồng. 

Khi mua về, nếu dùng trong ngày nên sơ chế, tẩm ướp trước rồi bỏ tủ lạnh, tới bữa mang ra nấu. Còn mua số lượng nhiều thì cắt miếng vừa đủ ăn từng bữa, bỏ tủ đá.

Chị Dung cho hay khi đi chợ, chị luôn hình dung trong đầu xem bữa nay nấu món gì. Món đó dùng những thực phẩm nào để chế biến như thế khi ra chợ, chị chỉ việc lựa mua đúng những thứ chị cần.

Đồng thời chị cũng chia rõ trong vòng 70k tới 100k tiền thức ăn 1 bữa đó sẽ phân ra: 5k đến 10k nghìn tiền rau, đồ ăn mặn từ 55k đến 75k, hoa quả 20k. Hầu như bữa nào cũng như thế.

Hoa mắt với mâm cơm gia đình chỉ với 70k mà đầy đủ thịt, cá hoa quả của bà nội trợ Lâm Đồng, đổi món liên tục khiến chồng ngày càng "nghiện" cơm vợ nấu - Ảnh 3.

Để kích thích vị giác của chồng và các con, chị Dung đổi món liên tục mỗi ngày. Ảnh: NVCC

"Hôm nào trời nóng, hoặc cảm giác anh xã với các con chán cơm, mình lập tức đổi món làm phở cuốn, nấu bún để cả nhà đổi vị".

Hoa mắt với mâm cơm gia đình chỉ với 70k mà đầy đủ thịt, cá hoa quả của bà nội trợ Lâm Đồng, đổi món liên tục khiến chồng ngày càng "nghiện" cơm vợ nấu - Ảnh 6.

Ảnh: NVCC

Hoa mắt với mâm cơm gia đình chỉ với 70k mà đầy đủ thịt, cá hoa quả của bà nội trợ Lâm Đồng, đổi món liên tục khiến chồng ngày càng "nghiện" cơm vợ nấu - Ảnh 7.

Thi thoảng chị Dung lại nấu bún, phở cuốn đổi khẩu vị cho gia đình. Ảnh: NVCC

Ngoài ra theo chị Dung, để mâm cơm có sức hấp dẫn với mỗi thành viên thì hình thức trình bày các món ăn cũng rất quan trọng. Đồ ăn ngon không chỉ cảm nhận bằng vị giác mà còn được cảm nhận qua thị giác nữa. Thế nên trong khi nấu ăn, chị Dung luôn cố gắng tạo màu sắc cho món ăn. Lúc bày mâm, chị tỉ mỉ sắp đặt sao cho mâm cơm gia đình nhìn bắt mắt, hấp dẫn nhất có thể.

Hoa mắt với mâm cơm gia đình chỉ với 70k mà đầy đủ thịt, cá hoa quả của bà nội trợ Lâm Đồng, đổi món liên tục khiến chồng ngày càng "nghiện" cơm vợ nấu - Ảnh 12.

Chị Dung còn thường xuyên làm đồ ăn vặt cho chồng con. Ảnh: NVCC

Cũng vì có bàn tay khéo léo đảm đang của chị Dung mà từ ngày lấy chị, chồng chị tuyệt đối nói không với cơm hàng. Dù bận tới đâu, anh cũng nhất định thu xếp thời gian về ăn cơm vợ nấu.