Loài người phải sống chung với bệnh cảm lạnh thông thường từ nhiều thế kỷ qua. Vô số phương thuốc chữa cảm đã được phát minh ra, từ những thứ tầm thường, vô vị tới khác thường, kỳ quái. Những cuốn sách dạy nấu ăn từ thời Victoria thì tràn ngập cách chữa bệnh "tự nhiên" như trị nghẹt mũi bằng trà thịt bò lạnh, ngâm chân với hỗn hợp mù tạt nóng và thậm chí làm băng quấn cổ bằng thịt lợn muối.

Hóa ra 7 loại thực phẩm chống cảm lạnh trong mùa đông đa phần lại có ngay trong bếp nhà bạn - Ảnh 1.

Hàng trăm năm bị chứng sổ mũi hành hạ, con người không những không chịu khuất phục mà vẫn có những phương pháp tự nhiên để chữa trị. Phương pháp tự nhiên đơn giản nhất mà ai cũng có thể làm là tận dụng 7 loại thực phẩm dưới đây vào chế độ ăn uống hàng ngày:

1. Hàu

Hóa ra 7 loại thực phẩm chống cảm lạnh trong mùa đông đa phần lại có ngay trong bếp nhà bạn - Ảnh 2.

Rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để xác định tác động của kẽm đối với triệu chứng cảm lạnh và kết quả thu được cũng rất phong phú. Một nghiên cứu trên tạp chí Canadian Medical Association Journal cho thấy, bổ sung kẽm "có thể rút ngắn thời gian xuất hiện triệu chứng cảm lạnh thông thường".

Bác sĩ Dana Corriel (làm việc tại đại học Tel Aviv, Israel) gợi ý nên bổ sung kẽm ngay khi bạn có dấu hiệu cảm lạnh để ngăn ngừa tình trạng nhiễm bệnh nặng. Nguồn chứa kẽm tự nhiên chính là hàu. Ăn 2 con hàu, bạn đã cung cấp cho cơ thể 74g kẽm, tương đương với lượng kẽm trong 6 viên thực phẩm bổ sung.

2. Súp gà

Hóa ra 7 loại thực phẩm chống cảm lạnh trong mùa đông đa phần lại có ngay trong bếp nhà bạn - Ảnh 3.

Thực tế đã nhiều lần chứng minh hiệu quả tuyệt vời của món súp gà thơm ngon với bệnh cảm lạnh thông thường. Theo một nghiên cứu đăng trên American Journal of Therapeutics, năng lượng chữa bệnh của súp gà có được là nhờ carnosine, một hợp chất tìm thấy trong ức gà và nước dùng ninh từ gà. Hợp chất này giúp hệ miễn dịch của cơ thể chống lại những triệu chứng cảm thông qua ức chế việc giải phóng tế bào nitric oxide (NO) gây viêm.

Một điểm bất tiện là hiệu quả giảm triệu chứng cảm của món súp gà sẽ chấm dứt ngay sau khi nó đi qua ống tiêu hóa. Vì vậy, bạn cần làm một bát súp lớn mới thấy tác dụng.

3. Trái kiwi

Hóa ra 7 loại thực phẩm chống cảm lạnh trong mùa đông đa phần lại có ngay trong bếp nhà bạn - Ảnh 4.

Có thể nói, đây là một trong những phương thuốc tự nhiên trị cảm lạnh thông thường mạnh mẽ nhất. Các nhà nghiên cứu trên tạp chí British Journal of Nutrition gợi ý rằng, ăn trái kiwi vốn giàu dưỡng chất giúp giảm triệu chứng cảm lạnh và thậm chí rút ngắn thời gian nhiễm bệnh.

Nghiên cứu tiến hành trên 132 người trưởng thành, một nửa trong chế độ ăn hàng ngày có 4 trái kiwi vàng, nửa kia ăn 2 trái chuối. Kết quả, những người ăn kiwi khỏi đau họng sớm hơn 3 ngày và khỏi nhức đầu sớm hơn gần 4 ngày so với người ăn chuối. Theo các nhà khoa học, các vi chất có trong trái kiwi vàng đã giúp củng cố một cách đáng kể sự tập trung của các hồng cầu có tác dụng tăng cường miễn dịch trong tế bào máu.

4. Sữa chua

Hóa ra 7 loại thực phẩm chống cảm lạnh trong mùa đông đa phần lại có ngay trong bếp nhà bạn - Ảnh 5.

Còn nhóm nào tốt hơn để tiến hành thí nghiệm kiểm tra hiệu quả của một phương thuốc trị cảm lạnh so với 200 sinh viên thiếu ngủ, bị stress, sống trong ký túc xá chật chội? Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí British Journal of Nutrition đã làm đúng như vậy. Họ xem xét cách thức tác động của một lộ trình dùng thực phẩm bổ sung lợi khuẩn trong 12 tuần lên thời gian và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng cảm ở 198 sinh viên, cũng như ảnh hưởng của triệu chứng cảm lên cuộc sống thường ngày của họ.

Kết quả thật ấn tượng: Những người có "vi khuẩn tốt" trong người hồi phục nhanh hơn 2 ngày so với nhóm còn lại. Triệu chứng cảm họ mắc nhẹ hơn 34% và chỉ phải nghỉ nửa số buổi học (15 so với 34).

5. Hạt hạnh nhân nguyên vỏ

Hóa ra 7 loại thực phẩm chống cảm lạnh trong mùa đông đa phần lại có ngay trong bếp nhà bạn - Ảnh 6.

Một nắm hạt hạnh nhân vừa có tác dụng ngăn ngừa vừa giúp giảm triệu chứng cảm lạnh thông thường. Nhưng bạn cần ăn nguyên hạt chứ không được lột vỏ. Một nghiên cứu trên tờ Microbiology Letters phát hiện ra rằng, polyphenols – hợp chất chống lại bệnh tật có trong vỏ hạt hạnh nhân – giúp làm tăng mức nhạy cảm của tế bào bạch cầu vốn được biết đến với tên gọi tế bào T trợ giúp - yếu tố không thể vắng mặt trong cuộc chiến với virus.

Như một liều vắc-xin tự nhiên, hiệu quả tăng miễn dịch vẫn được duy trì ngay cả khi hạt hạnh nhân đã được tiêu hóa trong ruột. Trong khi đó, hạt hạnh nhân tách vỏ không có được tác dụng tốt như vậy với hệ miễn dịch.

6. Mật ong

Hóa ra 7 loại thực phẩm chống cảm lạnh trong mùa đông đa phần lại có ngay trong bếp nhà bạn - Ảnh 7.

Một thìa mật ong đầy có thể giúp bạn uống thuốc dễ hơn. Nhưng nó thậm chí còn là một loại thuốc tuyệt vời. Các nhà nghiên cứu cho hay, mật ong là phương thuốc tự nhiên tốt nhất để chữa một cơn ho vào buổi đêm. Nghiên cứu trên tờ Pediatrics chỉ ra rằng, trẻ nhâm nhi 2 thìa nhỏ mật ong vào 30 phút trước khi đi ngủ giảm mức độ thường xuyên và nghiêm trọng của các cơn ho về đêm, có thể ngủ ngon hơn những trẻ không dùng mật ong.

Người trưởng thành cũng có thể thêm một giọt mật ong vào nước nóng. Đây sẽ là hỗn hợp tuyệt vời để giảm các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Còn đối với việc trộn mật ong với nước cốt chanh thì khoa học chưa đủ bằng chứng chứng minh hiệu quả của phương thuốc này. Một báo cáo tổng hợp mới đây về 72 nghiên cứu đã không tìm ra tác động nổi trội nào của vitamin C – thành phần chính trong các loại trái cây như cam, chanh - đối với bệnh cảm lạnh.

Một nghiên cứu dạng double-blind do nhóm khoa học gia Iran tiến hành phát hiện thấy, sự kết hợp giữa mật ong với cà phê hiệu quả hơn là thuốc dạng steroid và giả dược trong việc giảm triệu chứng ở những người lớn bị ho dai dẳng suốt 3 tuần liền.

7. Tỏi

Hóa ra 7 loại thực phẩm chống cảm lạnh trong mùa đông đa phần lại có ngay trong bếp nhà bạn - Ảnh 8.

Khoa học giờ đây đã công nhận tác dụng chữa cảm lạnh của thứ gia vị rất được ưa chuộng này. Trong một nghiên cứu đăng tải trên tờ The Cochrane Library, người trưởng thành dùng giả dược bị cảm nhiều gấp 3 lần so với người dùng thực phẩm bổ sung tỏi mỗi ngày. Hơn thế, nhóm dùng giả dược cũng bị cảm lâu hơn gấp 3 lần so với nhóm dùng tỏi. Theo các nhà khoa học, tác dụng trị cảm của tỏi xuất phát từ hợp chất allicin, có tác dụng chặn enzyme vốn giữ vai trò quan trọng trong các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus.

Khi bị cảm lạnh, người bệnh có thể có triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi. Những lúc như thế, bạn cảm thấy vô cùng khó chịu và bất tiện vì hoặc không thở được hoặc nước mũi chảy không ngừng. Để chấm dứt tình trạng khó chịu này, bạn nên tìm đến các loại thuốc điều trị sổ mũi, làm thông mũi đặc biệt là thuốc xịt mũi Coldi B để có tác dụng nhanh.

Theo Eathis