Hoàng cung Nhật Bản là nơi ở của Nhật Hoàng, hoàng hậu và những người con. Hoàng cung Nhật Bản nằm trên nền đất của thành Edo cũ, nằm giữa trung tâm của thủ đô Tokyo, mang đầy vẻ trang nghiêm và rêu phong, khác xa hoàn toàn với hình ảnh đô thị phía bên ngoài. 

Nơi đây từng là đại bản doanh của chính quyền Mạc phủ Tokugawa, một thế lực lớn kiểm soát chính trị và kinh tế của Nhật Bản từ năm 1603 đến năm 1867. Vào thời hoàng kim, đây được coi là pháo đài lớn nhất thế giới bởi khu đất này được bao quanh bởi những con hào và tường đá vô cùng vững chắc. Từ năm 1869, khi thời đại Shogun sụp đổ, Thiên hoàng Minh Trị quyết định di rời thủ đô từ Kyoto đến Tokyo và chọn nơi đây để xây dựng Hoàng cung mới. 

Hoàng cung Nhật Bản trang nghiêm và đầy chất thơ nép mình bên cạnh sự hiện đại chóng mặt của đô thị - Ảnh 1.

Năm 1888, Hoàng cung mới được hoàn thành, tuy nhiên, trong Thế chiến thứ 2, Hoàng cung Nhật Bản đã từng bị phá hủy và được tái xây dựng lại cùng phong cách vào sau đó. Tổng diện tích của Hoàng cung là 7,41km vuông, là một quần thể kiến trúc gồm cung điện, nơi ở của Nhật Hoàng, vợ và các con cháu, công viên, và những công trình khác.

Giống như những dinh thự dành cho các vị lãnh tụ quốc gia trên khắp thế giới, các cung điện và khuôn viên bên trong đều không mở cửa để tiếp đón khách du lịch. Tuy nhiên, vào hai ngày 23/12 và 2/1 hàng năm, du khách sẽ có cơ hội để được vào Hoàng cung ngắm cảnh và thưởng ngoạn.

Hoàng cung Nhật Bản trang nghiêm và đầy chất thơ nép mình bên cạnh sự hiện đại chóng mặt của đô thị - Ảnh 2.

Cây cầu đá hai nhịp có tên là Nijubashi

Phía trước Hoàng cung là một cây cầu đá hai nhịp có tên là Nijubashi, bắc qua một hào nước sâu rộng. Phía sau là những rặng thông xanh cao vút, những vườn thượng uyển xinh đẹp, đậm chất thơ và những cung điện nho nhỏ với tường đá trắng, mái ngói lam đen, chứa đầy sự uy nghi và trang nghiêm.

Khác với sự cổ kính, hoành tráng nguy nga như Tử Cấm Thành hay những cung điện lộng lẫy của Châu Âu, tòa lâu đài được bọc trong những lớp tường thành đá cổ xưa và một con hào nước sâu, toát lên một vẻ trang nghiêm, thơ mộng, trái ngược hoàn toàn với nhịp sống ồn ào, náo nhiệt của đô thị bên ngoài.

Hoàng cung Nhật Bản trang nghiêm và đầy chất thơ nép mình bên cạnh sự hiện đại chóng mặt của đô thị - Ảnh 3.

Công trình bên trong khuôn viên Cung điện

Hoàng cung Nhật Bản trang nghiêm và đầy chất thơ nép mình bên cạnh sự hiện đại chóng mặt của đô thị - Ảnh 4.

Vườn phía Đông xinh đẹp như trong tranh thủy mặc

Hoàng cung Nhật Bản trang nghiêm và đầy chất thơ nép mình bên cạnh sự hiện đại chóng mặt của đô thị - Ảnh 5.

Cung điện mùa xuân với những cây hoa anh đào nở rực rỡ

Hoàng cung Nhật Bản trang nghiêm và đầy chất thơ nép mình bên cạnh sự hiện đại chóng mặt của đô thị - Ảnh 6.

Sự trang nghiêm và uy nghi của Hoàng cung nhìn từ xa

Hoàng cung Nhật Bản trang nghiêm và đầy chất thơ nép mình bên cạnh sự hiện đại chóng mặt của đô thị - Ảnh 7.

Vào mùa đông, Cung điện cũng trở nên lãng mạn không kém

Hoàng cung Nhật Bản trang nghiêm và đầy chất thơ nép mình bên cạnh sự hiện đại chóng mặt của đô thị - Ảnh 8.

Khác với nhịp sống ồn ào của đô thị, cung điện vẫn giữ được sự tĩnh mịch và uy nghi

Hoàng cung Nhật Bản trang nghiêm và đầy chất thơ nép mình bên cạnh sự hiện đại chóng mặt của đô thị - Ảnh 9.

Vườn hoa của Cung điện vào mùa thu

Hoàng cung Nhật Bản trang nghiêm và đầy chất thơ nép mình bên cạnh sự hiện đại chóng mặt của đô thị - Ảnh 10.

Hoàng hôn ở Cung điện Nhật Bản

Hoàng cung Nhật Bản trang nghiêm và đầy chất thơ nép mình bên cạnh sự hiện đại chóng mặt của đô thị - Ảnh 11.

Những bức tường đá vững chắc bên cạnh con hào sâu

Hoàng cung Nhật Bản trang nghiêm và đầy chất thơ nép mình bên cạnh sự hiện đại chóng mặt của đô thị - Ảnh 12.

Cung điện Nhật Bản nhìn từ trên cao

Hoàng cung Nhật Bản trang nghiêm và đầy chất thơ nép mình bên cạnh sự hiện đại chóng mặt của đô thị - Ảnh 13.

Khung cảnh trang nghiêm, uy nghi của Hoàng cung Nhật Bản

(Tổng hợp)