Sống trong xã hội này, không ai quan tâm bạn không biết làm gì, điều họ quan tâm là: Bạn biết làm gì và có thể cống hiến thứ gì mà thôi.
Xem trọng năng lực ưu tú của bản thân
Một thầy giáo già đã đến tuổi nghỉ hưu. Một hôm, có một học sinh cũ ra trường đã hơn chục năm đến tìm ong. Vì đã dạy qua nhiều thế hệ học trò nên ông nhất thời không nhớ ra cậu học sinh đó ngày còn đi học biểu hiện thế nào.
Ông liền hỏi cậu học trò cũ: "Em tốt nghiệp khóa nào nhỉ?".
"Dạ là khóa 28 ạ!".
"Khóa 28 à?" Giờ là khóa 44, ồ, đã 16 năm rồi cơ đấy. Nhưng thầy giáo vẫn chưa nhớ ra cậu học trò này.
"Ngày còn đi học, em được các bạn đặt biệt danh là Khỉ, vì em thích leo trèo, trèo cây, trèo lên những chỗ cao. Còn nhớ có lần em nghịch quá, trèo lên một cây lớn, vì không xuống được nên thầy đã gọi xe cứu hộ đưa em xuống."
Nói đến đây, thầy giáo mới nhớ ra chuyện cũ. "Ồ, thầy nhớ ra rồi! Vậy giờ em làm gì rồi?" Thầy giáo nhớ ra cậu học sinh năm nào không thích học hành, thành tích học tập bao giờ cũng đội sổ.
"Em làm công việc liên quan đến xây dựng thầy ạ."
"Cuộc sống của em vẫn tốt chứ?" – thầy giáo hỏi và nhìn học trò cũ, trong lòng nhói lên cảm giác thương xót và quan tâm, thầm nghĩ một người chẳng học được thứ gì trong trường học, chắc có lẽ cuộc sống sẽ chẳng lấy gì làm sung sướng.
"Cảm ơn sự quan tâm của thầy, em bây giờ sống rất tốt, thu nhập mỗi tháng khoảng 400.000 nhân dân tệ (khoảng 1.2 tỉ đồng) ạ."
"400.000 nhân dân tệ! Em làm công việc gì thế?" – Thầy giáo nhìn học trò cũ vẻ hoài nghi, dù sao thì mức lương đó với một công nhân là quá cao.
"Em chuyên nhận làm các công trình nhà cao tầng, là công nhân kết nối kết cấu thép."
Ảnh minh họa.
"Làm công nhân có thể kiếm được 400.000 nhân dân tệ mỗi tháng sao?" - Thầy giáo tỏ vẻ khó tin.
"Vâng, vì phần lớn công nhân đều không thể làm việc linh hoạt ở môi trường trên cao mà con lại làm việc này rất thành thục, có thể tán ri-vê vừa nhanh vừa chắc, việc này cần một chút kỹ thuật nên lương của em cao hơn những người khác một chút."
"Ồ, em thật cừ. Xem ra cách thầy đánh giá thành tích trước đây sai mất rồi. Như em không sợ độ cao, lại có kỹ thuật tán ri-vê, lương tháng 400.000 nhân dân tệ, một tháng thu nhập của em, thầy phải làm rất lâu mới bằng." – Thầy giáo già nói và vỗ vai cậu học trò cũ, khi bao cảm xúc đang đan xen lẫn lộn trong ông.
Lời bình
Có lẽ chúng ta thường hay lo lắng rằng mình không biết làm cái này, không biết làm cái kia mà rất ít khi chú ý đến việc rốt cuộc mình biết làm những gì.
Nếu có thể phát huy hết sở trường và tiềm năng, chúng ta không chỉ được xã hội khẳng định mà đó cũng là sự khẳng định với chính mình.
Chỉ cần tập trung vào sự ưu tú, sở trường của bản thân, nó sẽ trở thành vũ khí riêng của chúng ta, người khác khó có thể vượt qua.
Con đường thành công từ trước đến giờ không bao giờ chật chội, chen chúc, bởi vì những người có thể kiên trì đến cùng thường không quá nhiều. Ngược lại, con đường dẫn đến thất bại mới là con đường đông đúc nhất.
Một người muốn thành công, rõ ràng phải trải qua một hành trình vô cùng vất vả và gian khổ.
Họ phải bỏ ra nhiều thời gian và sức lực, tinh thần để mài dũa, lăn lộn, rèn luyện bản thân. Trong quá trình này, có đến 80% số người tự nhiên bị đào thải.
Số người nằm trong 20% còn lại mặc dù vẫn đi trên con đường thành công nhưng có người có thể vì học chưa đủ mà bị đào thải, có người có thể vì sợ thất bại mà bị đào thải, lại thêm những người cảm xúc tiêu cực cũng có thể bị đào thải, những người tự cao tự đại, tự cho mình là giỏi cũng bị đào thải.
Cứ như thế, số người bị đào thải mỗi lúc một nhiều, những người còn đồng hành trên con đường dẫn đến thành công sẽ mỗi lúc một ít.
Chính bởi thế, các yếu tố dẫn đến thành công có thể là rất nhiều, nhưng không bao giờ bỏ cuộc, kiên trì đến cùng niềm tin của bản thân, đó mới là điều cốt lõi.
Hy vọng mỗi người khi đi trên con đường thành công, đều có thể kiên trì, không bao giờ dễ dàng từ bỏ.