Từ một cậu bé lười học toán…
Mấy ngày trước khi mẹ và Bờm có xung đột nảy lửa. Hóa ra là do anh Bờm nhà ta dám dấu bài tập cô cho về nhà, vô tình mẹ gọi hỏi thăm cô giáo thế mới lộ chuyện ra.
Bất lực trước sự lỳ lợm của con, vợ tôi đã xuống giọng hết sức nhưng vẫn không thể nào khuyên can con chăm chỉ làm bài tập toán hơn. Thấy tình hình có vẻ căng thẳng lắm rồi, tôi bèn cất giọng oanh vàng thánh thót: “Bờm qua đây với bố nào”. Nghe thấy giọng bố đầy sảng khoái, Bờm liền chạy tót sang ôm cổ.
Tôi ôm con vào lòng thủ thỉ, không quên giữ nụ cười niềm nở trên môi: “Vì sao con lại không muốn làm bài toán vậy”. Đến lúc này cu cậu mới thành thật thỏ thẻ: “Vì con chán lắm bố ạ. Chả hiểu sao dạo này con cứ thấy thế nào í, toàn nhầm thôi. Lẽ ra phải dùng phép cộng thì con lại trừ thế là đáp số sai bét….chán” – Bờm thở dài.
Tuy nổi tiếng là cậu bé siêu nhắng nhít với đủ trò đùa vui và câu hỏi “trên trời rơi xuống” khiến bỗ Lực phải bỏ tay, Trần Bờm cũng có những lúc chịu thua trước bài toán khó.
Nghe những lời chia sẻ thành thật ấy, tôi cảm thấy thương con vô cùng. Bờm đâu phải là cậu bé bướng bỉnh không chịu nghe lời cô, lời mẹ. Đây là do con chưa làm được điều mọi người mong muốn nên mới sinh ra cái tính cộc cằn này thôi.
Ngay sau đó, tôi rủ con trai chơi bóng thay vì ép con làm bài tập toán thật nhiều. Chỉ có như vậy thì Bờm mới cảm thấy thoải mái hơn, bớt căng thẳng hơn và sẵn sàng tiếp nhận một công việc không yêu thích một cách dễ dàng hơn.
Tôi mê đá bóng từ bé nên là dê dắt vờn cho Bờm toát mồ hôi nhưng cũng phải công nhận ông oắt con này nhanh nhẹn nhiều mưu. Có những lúc Bờm lấy được bóng của bố rồi cũng bắt chước xoay lưng tì vào chân bố che bóng rồi cũng co cẳng sút vào gôn. Rõ ràng bóng ra ngoài thế mà ông con cứ gân cổ cãi là vào gôn rồi, xong nhảy cẫng sung sướng.
…trở thành một cậu bé chăm học mỗi ngày nhờ bóng đá
Nắm bắt được niềm đam mê chơi thể thao, nhất là đam mê với việc chơi bóng từ rất sớm của con, trong đầu tôi bất chợt lóe lên một sáng kiến: Yêu cầu phải làm hết bài tập toán cô giao thì mới được chơi bóng với bố tiếp. Nhờ sáng kiến này, Bờm trở nên ngoan ngoãn, chăm chỉ viết chữ mỗi ngày. Dù hiện tại chữ con viết chưa quá đẹp nhưng rèn luyện mỗi ngày đều cho thấy sự tiến bộ rõ ràng.
Chính những lần sút bóng thành công như vậy đã giúp Bờm tự tin hơn vào bản thân. Bờm đã nhận ra rằng, chỉ cần cố gắng thì một cậu nhóc 8 tuổi như mình cũng có thể đá bóng thắng bố. Do đó, mấy bài tập toán dễ ẹc kia không xứng tầm là đối thủ. Điều ấy khiến tôi thêm thấm nhuần tinh thần thể thao mà con có được. Thể thao ngoài tăng cường thể lực ra còn làm tăng sự hưng phấn trong học tập và tự tin trong cuộc sống. Cụ thể là Bờm đã siêng học toán hơn mặc dù thỉnh thoảng làm vẫn sai một chút.
Tôi nhớ như in có một lần hai bố con chơi bóng đến khi trời gần tối. Sau khi tắm rửa và ăn uống xong, mẹ dịu dàng ngồi cạnh Bờm – dường như vẫn còn vui sướng, hớn hở sau trận bóng vừa rồi, dạy con học. Và thật kỳ diệu, sau vài lần thử tính toán, Bờm thốt lên: “Ôi, hóa ra chỉ cần tập trung là biết thêm vào dùng phép cộng, bớt đi dùng phép trừ mẹ nhỉ”. Mẹ Bờm cười sung sướng: “Ừ, đúng rồi, con làm được mà mà. Mẹ biết con sẽ làm được mà”.
Sau đó, cu cậu liên tục hò reo “con thích quá” làm cho tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Vậy là bao nhiêu lời răn đe của thầy cô, cha mẹ cũng không bằng một trận bóng đá yêu thích với Bờm. Câu chuyện làm toán trở nên dễ dàng hơn vì sau khi kết thúc, Bờm có động lực được đi chơi bóng.
Đạo diễn Trần Lực ủng hộ phụ huynh mạnh dạn cho con vận động nhiều hơn để trẻ phát triển toàn diện, cả trí não, thể chất lần tinh thần.
Từ trường hợp của con, tôi bắt đầu nghiệm ra một sự thật: Cho con chơi thể thao một cách khoa học và đều đặn là việc bất cứ cha mẹ nào cũng nên làm cho con, giúp con phát triển toàn diện, cả trí não, thể chất lẫn tinh thần, giúp con thêm tự tin vào bản thân, tăng khả năng tập trung khi học tập.
Cha mẹ nên chọn những môn thể thao theo đam mê, sở thích và độ tuổi của con để con được phát huy khả năng, tạo nên nhiều khoảnh khắc nhà vô địch không chỉ trên sân đấu mà cả trong học tập và cuộc sống. Cha mẹ cũng có thể cho con tham gia những chương trình nâng cao tinh thần thể thao như Năng động Việt Nam. Thông qua chương trình, con sẽ trở nên tự tin, năng động hơn và được cải thiện cả sức vóc lẫn khả năng học tập.
Và nếu các bậc phụ huynh còn đang băn khoăn xem nên cho trẻ tập môn thể thao gì thì bố mẹ có thể làm bài trắc nghiệm ngắn của chương trình Năng động Việt Nam tại đây để tìm môn thể thao phù hợp với tính cách trẻ nhé!"
Thông tin về chương trình Năng động Việt Nam
Năng động Việt Nam là chương trình bao gồm các hoạt động thể thao thú vị, hữu ích: Trại hè năng lượng, Đi bộ đồng hành, Hội khỏe Phù Đổng… do Nestlé MILO phối hợp cùng Sở Thể thao và Văn Hóa, Sở Giáo dục Tp.HCM chính thức khởi động nhằm nâng cao tầm vóc và thể trạng người Việt và tạo điều kiện cho con trẻ có thật nhiều khoảnh khắc “nhà vô địch”. Chương trình đã và đang nhận được sự hưởng ứng tích cực của các bậc phụ huynh trên cả nước. Được biết đây là chương trình Quốc gia dài hạn, thuộc đề án “Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030.