May thay, mọi người có thể áp dụng nhiều biện pháp để ngăn ngừa triệu chứng dị ứng ngay từ trong trứng nước. Theo ước tính khoảng 4% người trưởng thành trên thế giới gặp phải tình trạng dị ứng thực phẩm. Trẻ em có xu hướng bị dị ứng với thực phẩm như lúa mì, trứng, sữa đậu nành và sữa bò. Tình trạng này sẽ theo bạn suốt đời nếu mắc phải trong độ tuổi trưởng thành. 

Do đó, phát hiện kịp thời và áp dụng biện pháp phòng ngừa sẽ giúp hạn chế mức độ nghiêm trọng của dị ứng.

Học ngay một vài biện pháp phòng ngừa để hạn chế nguy cơ mức độ nghiêm trọng khi bị dị ứng - Ảnh 1.

Theo ước tính khoảng 4% người trưởng thành trên thế giới gặp phải tình trạng dị ứng thực phẩm.

Nếu nghi ngờ bản thân bị dị ứng thực phẩm, tìm hiểu rõ nguyên nhân là việc đầu tiên bạn cần làm. Mọi người có thể kiểm tra bằng cách xét nghiệm máu, lấy mẫu da hoặc thử tiêu thụ một số loại thực phẩm dưới sự giám sát của các chuyên gia. 

Dưới đây là một số biện pháp đơn giản tại nhà giúp ngăn ngừa tình trạng dị ứng thực phẩm:

Nấu chín thức ăn

Dị ứng thực phẩm thường bắt nguồn từ hội chứng dị ứng miệng do ăn thức ăn chưa được nấu chín. Khi gặp phải tình trạng này, bạn sẽ dị ứng với thành phần có trong thực phẩm như protein. 

Sarah Koszyk, thạc sĩ kiêm chuyên viên dinh dưỡng đồng thời là tác giả của cuốn 25 Anti-Aging Smoothies for Revitalizing cho biết, nấu chín rau củ hoặc hoa quả sẽ làm biến đổi cấu trúc protein, từ đó khiến hệ miễn dịch mất khả năng nhận biết chất này trong thức ăn. Với hội chứng dị ứng miệng, các bác sĩ sẽ kê thuốc kháng histamine để giảm kích ứng từ thực phẩm.

Học ngay một vài biện pháp phòng ngừa để hạn chế nguy cơ mức độ nghiêm trọng khi bị dị ứng - Ảnh 2.

Dị ứng thực phẩm thường bắt nguồn từ hội chứng dị ứng miệng.

Dùng probiotic

Probiotic giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và hỗ trợ hệ miễn dịch. Vì vậy, tiêu thụ các loại thực phẩm lên men như kim chi, dưa muối và sữa chua có chất này sẽ gia tăng sức đề kháng của cơ thể, từ đó hạn chế dị ứng. Vi khuẩn lactobacillus trong sữa chua có khả năng hạn chế triệu chứng dị ứng đường hô hấp như hắt hơi, ho và tránh màng niêm mạc ruột gây ảnh hưởng tiêu hóa.

Ngoài ra, Lisa Ganjhu, bác sĩ chuyên khoa về dạ dày-ruột kiêm giáo sư y khoa tại Trung tâm y tế NYO Langone cho biết, dấm táo là nguồn thức ăn tuyệt vời hỗ trợ vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển và tăng cường miễn dịch.

Tiêu thụ thực phẩm chống viêm

Cơ thể tiếp xúc lâu với các thực phẩm kích ứng có thể gây viêm dị ứng mãn tính. Tiêu thụ thực phẩm chống viêm sẽ làm giảm triệu chứng viêm nhiễm. Những loại thực phẩm mọi người cần cân nhắc bổ sung vào chế độ ăn uống bao gồm gừng, nghệ, quế, rau lá xanh, mướp đắng, dầu ô liu, khoai lang, hành và nước lựu.

Ngoài ra, theo Murray Grossan, chuyên gia y khoa đồng thời là nhà sáng lập tổ chức sức khỏe Grossan Sinus, tác giả cuốn sách The Whole Body Approach to Allergy and Sinus Health, một số thực phẩm khác như tỏi cũng có khả năng hỗ trợ hệ miễn dịch hiệu quả.

Học ngay một vài biện pháp phòng ngừa để hạn chế nguy cơ mức độ nghiêm trọng khi bị dị ứng - Ảnh 3.

Những loại thực phẩm mọi người cần cân nhắc bổ sung vào chế độ ăn uống bao gồm gừng, nghệ, quế, rau lá xanh, mướp đắng, dầu ô liu, khoai lang, hành và nước lựu...

Bôi dầu cây tràm trà

Bạn cũng có thể sử dụng dầu cây tràm trà đã pha loãng (theo hướng dẫn của bác sĩ) như thuốc bôi giảm ngứa, phát ban do dị ứng gây nên. Loại dầu này sở hữu đặc tính làm dịu kích ứng da. James Baker, chuyên gia y khoa kiêm giám đốc điều hành Trung tâm nghiên cứu Food Allergy Research and Education (FARE) cho biết, một số chuyên gia sử dụng dầu cây tràm trà để giãn mạch ở người bệnh bị viêm nhiễm do histamine. 

Histamine là hợp chất gây dị ứng thực phẩm được cơ thể sản sinh. Với nhiệm vụ tiêu diệt các tác nhân gây hại, hợp chất này làm xuất hiện phát ban và hắt hơi liên tục. Dầu cây tràm trà có thể cải thiện tình trạng viêm do histamin, từ đó ngăn ngừa triệu chứng dị ứng.

Học ngay một vài biện pháp phòng ngừa để hạn chế nguy cơ mức độ nghiêm trọng khi bị dị ứng - Ảnh 4.

Có thể sử dụng dầu cây tràm trà đã pha loãng như thuốc bôi giảm ngứa, phát ban do dị ứng gây nên.

Mua bình rửa mũi

Bình rửa mũi đang ngày càng phổ biến trong việc điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, hen suyễn và dị ứng theo mùa. Các chuyên gia khuyên người bị viêm mũi dị ứng nên sử dụng dung dịch muối hypertonic làm sạch mũi hàng ngày. Bình rửa mũi cũng rất hữu ích ngăn ngừa các triệu chứng dị ứng thực phẩm về đường hô hấp như hắt hơi.

Dùng than hoạt tính

Than hoạt tính sở hữu nhiều đặc tính ngăn ngừa dị ứng. Một nghiên cứu cho thấy, loại than này có khả năng phức hợp với các protein là nguyên nhân chủ yếu gây dị ứng trong đậu phộng. 

Nhờ đó, theo Cliff Bassett, bác sĩ y khoa kiêm người sáng lập tổ chức Allergy and Asthma Care tại New York, than hoạt tính sẽ phá hủy liên kết của protein này với kháng thể miễn dịch E và G và rồi gián tiếp ngăn ngừa triệu chứng dị ứng. Loại than này còn có thể làm giảm khả năng hấp thụ protein ở đậu phộng trong đường tiêu hóa.

Học ngay một vài biện pháp phòng ngừa để hạn chế nguy cơ mức độ nghiêm trọng khi bị dị ứng - Ảnh 5.

Than hoạt tính sở hữu nhiều đặc tính ngăn ngừa dị ứng.

Tránh thực phẩm gây dị ứng

Đây là việc làm rất quan trọng khi bạn bị dị ứng thực phẩm. Bạn cần áp dụng một chế độ ăn uống phù hợp không chứa thực phẩm gây kích ứng. Chuyên gia dinh dưỡng có thể khuyên mọi người bổ sung vitamin hoặc lựa chọn thực ăn chứa nhiều dinh dưỡng thay thế thực phẩm gây kích ứng.

Dawn Jackson Blatner, chuyên gia dinh dưỡng kiêm tác giả của cuốn The Superfood Swap đã chỉ ra, chế độ ăn kiêng rất giúp ích cho người bị bệnh chàm hoặc phát ban do dị ứng gây nên. Một nghiên cứu cũng cho biết, triệu chứng dị ứng đã giảm đáng kể ở những bệnh nhân viêm thực quản tăng bạch cầu eosin khi họ ăn kiêng. 72% người tham gia thử nghiệm đã tránh được các triệu chứng như ợ nóng, nôn mửa và chán ăn nhờ áp dụng chế độ dinh dưỡng này.

(Nguồn: Curejoy)