Chỉ bằng cách vẽ những đoạn thẳng đơn giản, đại diện cho từng chữ số có trong phép tính nhân, bạn sẽ nhanh chóng tính ra kết quả của những phép tính lớn.
Đây là một trong những phương pháp dạy toán hướng tới cách tiếp cận nhanh chóng nhưng đồng thời phải tạo được hứng thú cho học sinh mà nhiều trường học tại Nhật áp dụng.
Ngay từ khi lên 7, 8 tuổi, trẻ em Nhật đã học thuộc lòng bảng cửu chương đặc biệt, có tên gọi “jingle kuku” – tại đó, các phép tính được thể hiện dưới dạng những câu thơ, giúp việc học và ghi nhớ dễ dàng hơn.
Bàn tính cũng là một công cụ phổ biến được các giáo viên dạy toán ưa thích. Khả năng tính nhẩm siêu tốc của học sinh Nhật Bản trên bàn tính thực và sau khi đã thành thạo hơn, là bàn tính tưởng tượng trong đầu, được đánh giá rất cao. Đã có những cuộc thi, trong đó, học sinh Nhật thể hiện sự vượt trội thông qua các phép tính rất dài, với chữ số lướt qua cực nhanh, nhưng các em có thể tìm ra kết quả ngay khi phép tính kết thúc.
Theo đánh giá của PISA (Program for Intenational Student Assessment), xét về khả năng toán học, Nhật Bản hiện xếp thứ hai sau Singapore.
Cách thực hiện phép nhân hai chữ số bằng cách vẽ đường thẳng của người Nhật:
Ví dụ: Thực hiện phép tính 34x12
Bước 1: Kẻ 3 đường thẳng song song theo phương nghiêng, giống như cách viết \ nhưng dài hơn.
Bước 2: Để cách một khoảng, kẻ tiếp 4 đường thẳng song song như trên.
Bước 4: Để cách một khoảng, kẻ tiếp 2 đường thẳng song song.
Bước 5: Tô các dấu chấm nơi mỗi đường thẳng giao nhau.
Bước 6: Ở góc trái, vẽ một đường cong không đi qua các chấm nào như trong hình. Thực hiện tương tự với góc phải.
Bước 7: Đếm số chấm ở góc trái.
Bước 8: Đếm số chấm ở giữa.
Bước 9: Đếm số chấm ở góc phải.
Bước 10: Viết các con số vừa tìm được theo thứ tự từ trên xuống với khoảng cách tương ứng giữa các hàng trăm, chục, đơn vị.
Nếu số bên phải lớn hơn 9, cộng số ở hàng chục với số ở giữa. Nếu số ở giữa lớn hơn 9 (như trường hợp này), cộng số ở hàng chục với số ở bên trái.
Bước 11: Viết tất cả các số theo thứ tự, bạn sẽ có câu trả lời đúng.
(Nguồn: Wikihow, Magicalmaths, Lifehacker, Youtube)