Cuộc sống hiện đại kéo theo việc trẻ em sớm được tiếp xúc và làm quen với các thiết bị điện tử như tivi, iPad, điện thoại. Không thể phủ nhận những mặt tích cực mà công nghệ đem lại, tuy nhiên nhiều trẻ đã bị cận nặng, mắt không nhìn rõ, gặp phải chứng rối loạn TIC thường xuyên. 

TIC là cử động bất thường của các cơ, lặp đi lặp lại không kiểm soát được. Nếu xảy ra ở các cơ vận động thì được gọi là Tic vận động; xảy ra ở các cơ hô hấp thì gọi là Tic âm thanh. Ngày nay một số bé cũng gặp tình trạng nháy mắt liên tục vì mỏi và tiếp xúc với thiết bị điện tử trong thời gian dài. 

Khi có những dấu hiệu này, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để điều trị, nhằm phòng ngừa biến chứng về thần kinh. Tuy nhiên, bố mẹ cũng có thể giúp con khắc phục căn bệnh này nhờ việc massage cho bé thường xuyên, cụ thể là 1 ngày khoảng 2 lần theo hướng dẫn của bác sĩ sau đây. 

Cách massage cho bé mỗi ngày để giảm chứng rối loạn TIC

Cụ thể, các bố mẹ nên dành thời gian để massage cho bé, mỗi lần từ 20-25 phút. Sau khi làm xong, cơ mặt của con sẽ giãn ra, thả lỏng và đỡ mệt mỏi hơn nhiều. Việc này cũng sẽ giúp bé thấy thoải mái và đỡ khó chịu sau thời gian dài tiếp xúc với máy tính. Không chỉ vậy, làm như vậy thường xuyên cũng giảm thiểu được các vấn đề về mắt cho bé. 

Việc massage đơn giản, dễ làm mà lại có tác dụng hiệu quả, bố mẹ hoàn toàn có thể tự làm tại nhà cho con, đảm bảo các bé sẽ thích mê, giảm mệt mỏi căng thẳng. Tuy nhiên, để giảm thiểu chứng rối loạn TIC, tốt nhất là các bậc phụ huynh vẫn nên kiểm soát thời gian tiếp xúc với điện thoại của con, cho phép con xem hoặc học online theo quy định. 

Học online, xem điện thoại, iPad liên tục khiến bé bị rối loạn TIC, 1 ngày làm 2 lần điều này sẽ giảm thiểu vấn đề về mắt cho con - Ảnh 2.

Học online, xem điện thoại, iPad liên tục khiến bé bị rối loạn TIC, 1 ngày làm 2 lần điều này sẽ giảm thiểu vấn đề về mắt cho con - Ảnh 3.

Các stress cấp và mạn tính đều có thể làm tăng tic, bởi vậy cần giáo dục về vai trò quan trọng của stress với tic. Các liệu pháp tâm lý có thể cải thiện về đánh giá bản thân, kỹ năng ứng phó, căng thẳng trong gia đình và sự thích ứng ở trường học, nhưng không có hiệu quả rõ ràng trực tiếp đến các hành vi tic ở mức độ trầm trọng.

Không có chế độ ăn đặc biệt nào có hiệu quả cho tic, nhưng một chế độ ăn cân đối, nâng cao sức khỏe có thể góp phần tạo sự thoải mái và giảm được stress. Các chất kích thích như Caffeine nên được hạn chế tối đa vì có thể làm tăng tic ở một số trẻ. Tác động của tập thể dục đến các triệu chứng Tic cũng chưa được nghiên cứu có hệ thống, mặc dù các chương trình thể dục đều đặn hàng ngày có thể có hiệu quả như một biện pháp để đối phó với stress, giúp trẻ bị tic có cảm giác chủ động, nhanh nhẹn góp phần tạo nên sự thoải mái, khỏe mạnh.

https://afamily.vn/hoc-online-xem-dien-thoai-ipad-lien-tuc-khien-be-bi-roi-loan-tic-1-ngay-lam-2-lan-dieu-nay-se-giam-thieu-van-de-ve-mat-cho-con-20220329135500217.chn