Chuyện tặng quà trong ngày lễ tôn vinh nghề giáo nhằm thể hiện lòng biết ơn cũng như sự kính yêu của học sinh đối với thầy cô giáo của mình, tuy nhiên mỗi nền văn hóa lại có nét đặc trưng khác nhau, dẫn đến các tập tục về văn hóa tặng quà cũng vô cùng phong phú và đa dạng. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách học trò các nước trên thế giới chọn quà tặng cho cha mẹ thứ hai của mình trong ngày tôn vinh nghề giáo!
Nga: Chỉ tặng hoa trắng
Tại nước Nga, ngày giáo viên được chọn tổ chức vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 10. Nhưng bắt đầu từ năm 1994, ngày Nhà giáo Nga được tổ chức trùng với ngày Quốc tế giáo viên 5/10. Một điểm thú vị trong ngày lễ giáo viên tại Nga là vào ngày này, học sinh chỉ được tặng hoa trắng cho thầy cô, đồng thời số lượng bông phải là số lẻ. Theo phong tục của Nga, màu trắng tượng trưng cho sự trong trắng và thuần khiết.
Các học sinh, sinh viên sẽ tặng hoa cho thầy cô tại trường, còn các cựu học sinh cũng tỏ lòng biết ơn của mình bằng những bông hoa trắng khi đến thăm thầy cô giáo cũ.
Nhật Bản: Ngày nào cũng là ngày của giáo viên
Tại đất nước mặt trời mọc, lúc giáo viên đi xe buýt đều có huy hiệu nhà giáo trên ngực, hành khách đi xe buýt sẽ đứng dậy nhường ghế khi nhìn thấy họ.
Theo quan điểm của người Nhật, thầy cô đã hy sinh rất nhiều, thậm chí có người lớn tuổi cũng nhường ghế cho thầy cô. Ở các cửa hàng, siêu thị nói chung đều có các sản phẩm giảm giá dành riêng cho giáo viên.
Hàn Quốc: Giáo viên rửa chân cho học sinh
Từ năm 1965, Hàn Quốc tổ chức ngày Nhà giáo vào 15/5, cũng chính là sinh nhật của vua Sejong - người đã có công sáng tạo ra bảng chữ cái tiếng Hàn.
Trong ngày đặc biệt này, các giáo viên sẽ tổ chức "lễ rửa chân" cho học sinh để thúc đẩy quan hệ thầy trò. Đồng thời, mọi người cũng có thể xem buổi biểu diễn nhỏ do hội sinh viên của từng khoa tổ chức.
Ấn Độ: Hoán đổi vai
Ấn Độ đã chọn ngày 5/9 để tôn vinh những người làm trong ngành giáo dục. Ngày này có nguồn gốc từ sinh nhật của nhà triết học - Tiến sĩ Sarvepalli Radhakrishnan.
Vào ngày Nhà giáo, ở một số trường học, để tỏ lòng thành kính với thầy cô, người ta giao cho học sinh lớp trên nhiệm vụ dạy học cho học sinh lớp dưới, học sinh nào có năng lực giảng dạy nhất sẽ được đánh giá là "giáo viên giỏi nhất".
Triều Tiên: Phục vụ giáo viên
Ngày 5/9/1977, Triều Tiên ban hành Đề Cương Giáo dục Xã hội Chủ Nghĩa để kỷ niệm ngày được chọn làm ngày Nhà giáo Triều Tiên.
Đồng thời, Triều Tiên còn mở những dịch vụ VIP dành riêng cho giáo viên như: phòng vé của ga đường sắt làm cửa sổ riêng cho giáo viên, tiệm cắt tóc cũng có chỗ ngồi riêng, các cửa hàng và các ngành dịch vụ khác coi việc phục vụ giáo viên là tiêu chí chính để đánh giá chất lượng phục vụ của nhân viên bán hàng.
Thái Lan: Tình yêu vô bờ bến
Tại Thái Lan, ngày giáo viên được tổ chức vào ngày 16/1, lần thứ 2 vào tháng 6 hàng năm, thời gian cụ thể do nhà trường quyết định, thông thường sẽ rơi vào ngày thứ 5.
Trong ngày này, tất cả các trường đều cho học sinh nghỉ học và tổ chức mít-tinh, biểu diễn văn nghệ chào mừng. Đặc biệt, nhiều trường phổ thông còn mời các nhà sư cầu nguyện cho toàn thể giáo viên và học sinh dâng hoa lên những người thầy của mình.
Mỹ: Tự tay làm quà tặng thầy cô
Ngày Nhà giáo ở Mỹ được tổ chức vào ngày thứ ba trong tuần đầu tiên của tháng 5, thầy cô giáo sẽ vô cùng cảm động khi nhận được một món quà nhỏ từ học trò, đặc biệt là món quà do học trò làm. Trong lòng giáo viên người Mỹ, những món quà bỏ tiền ra mua không bao giờ sánh bằng những món quà tự làm.
Đức: Đắm chìm trong "ngọt ngào"
Sô-cô-la của Đức nổi tiếng thế giới, và hầu hết mọi người đều thích sô-cô-la, vì vậy hàng năm vào ngày Nhà giáo 12/6, học sinh sẽ tặng giáo viên một thanh sô-cô-la. Sau khi nhận quà, giáo viên sẽ viết thư cảm ơn học sinh.
Nguồn: Sohu