Những cú sốc trong cuộc đời như khi chúng ta mất đi người thân, tan vỡ trong chuyện tình cảm hay gặp các vấn đề về tài chính, thậm chí là trải nghiệm tích cực như trúng sổ xố luôn khiến chúng ta có cảm giác như quả tim muốn vỡ tung ra thành từng mảnh.

Điều này là do bạn đang bị stress quá nặng khiến quả tim bị biến dạng nên không còn đủ khả năng bơm máu cho cơ thể, từ đó dẫn đến những cơn tai biến tim mạch nghiêm trọng. Và các chuyên gia gọi tình trạng này là hội chứng trái tim tan vỡ (hay còn được biết đến với cái tên bệnh cơ tim Takotsubo).

Khoa học chứng minh: Quá đau lòng hay quá hạnh phúc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư - Ảnh 1.

"Có vẻ như có một mối liên kết chặt chẽ giữa hội chứng Takotsubo và các khối u ác tính. Do đó, bệnh nhân mắc chứng bệnh này nên tham gia sàng lọc ung thư để cải thiện khả năng sống sót chung," tiến sĩ Christian Templin, giám đốc chăm sóc tim cấp tinh tại Bệnh viện Đại học Zurich Thụy Sĩ cho hay.

Khoa học chứng minh: Quá đau lòng hay quá hạnh phúc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư - Ảnh 2.

Hội chứng Trái tim tan vỡ (Takotbosu) đóng góp vào khả năng gây ung thư. Ảnh minh họa.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), hội chứng Takotsubo gây ra cơn đau ngực, khó thở đột ngột nên thường bị nhầm lẫn với một cơn đau tim. Những triệu chứng này là một phản ứng đối với sự gia tăng đột ngột của hormone căng thẳng. Tình trạng này khiến buồng bơm chính của tim mở rộng. Điều đó nghĩa là tim không thể bơm máu hiệu quả.

Một nghiên cứu diễn ra tại 26 trung tâm y tế ở 9 quốc gia khác nhau, trong đó có tám quốc gia thuộc châu Âu và Mỹ với 1600 người mắc chứng Takotsubo đã thu được kết quả ngòai sức tưởng tượng. Trong số những người được chẩn đoán mắc ung thư, hầu hết là phụ nữ (88%) và độ tuổi trung bình là 70.

Khoa học chứng minh: Quá đau lòng hay quá hạnh phúc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư - Ảnh 3.

Cái chết của người thân, chia tay hoặc ly hôn, các vấn đề về tài chính, thậm chí là trải nghiệm tích cực như trúng sổ xố đều là nguyên nhân gây ra căn bệnh. Ảnh minh họa.

Tỷ lệ mắc ung thư cao hơn nhiều so với dự đoán ban đầu. Điều này đúng cho mọi giới tính và mọi nhóm tuổi. Ví dụ, phụ nữ ở độ tuổi 44 trở xuống có tỷ lệ mắc ung thư dự kiến là 0.4%, nhưng đối với những người mắc hội chứng Takotsubo thì đó là 8%. Nam giới trong độ tuổi từ 45-64, tỷ lệ ung thư dự kiến là 2%, nhưng ở những người mắc Takotbosu là 22%. Ở cả nam và nữ giới lớn tuổi, các trường hợp ung thư dự kiến cao hơn gấp đôi so với những người mắc Takotbosu.

Loại ung thư phổ biến nhất là ung thư vú. Căn bệnh ung thư còn kéo theo nhiều chứng bệnh khác, bao gồm hệ thống tiêu hóa, đường hô hấp, cơ quan sinh dục bên trong và da. Những người mắc ung thư có nhiều khả năng dẫn đến hội chứng Takotbosu hơn là do cảm xúc, theo các nghiên cứu được chứng minh.

Templin cho biết, không rõ bằng cách nào tạo ra mối liên kết từ các điều kiện này, mặc dù ông lưu ý rằng tâm lý căng thẳng từ chẩn đoán ung thư có thể dẫn đến hội chứng Takotbosu. Những thay đổi về chuyển hóa hoặc nội tiết gây ra bởi ung thư cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng này.

"Điều quan trọng đối với các bác sĩ là nhận thức được mối liên hệ giữa ung thư và hội chứng Takotbosu để có những biện pháp can thiệp sớm trong quá trình điều trị", tiến sĩ Guy Minz, giám đốc sức khỏe tim mạch tại bệnh viện tim Sandra Atlas Bass tại Manhasset, New York, Mỹ, cho biết.

Những phát hiện trên được công bố trực tuyến vào ngày 17/7 trên tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ.

Biểu hiện thường gặp của hội chứng trái tim tan vỡ:

- Đau thắt ngực.

- Khó thở và có cảm giác cơ thể chuẩn bị phát nổ.

- Lồng ngực có cảm giác bị đè nén.

- Dù là bất kỳ cơn đau ngực như thế nào, bạn vẫn nên chủ động đi khám ngay để phòng ngừa những vấn đề xấu khác xảy ra.

(Nguồn: Webmd)