Hơi thở hôi có thể là biểu hiện của bệnh

,
Chia sẻ

Hơi thở hôi có nhiều nguyên nhân và có thể mang bản chất khác nhau. Nó có thể kết hợp với cả những bệnh lý trong miệng hay sự biểu hiện theo chu kỳ của một bệnh trầm trọng.

Thật sự bạn sẽ thấy không thoải mái khi phải ở gần một người có hơi thở khó chịu. Mà thông thường, những người ấy khó nhận biết thấy điều đó trừ phi có ai đó nói cho họ. Dược phẩm điều trị chứng bệnh này là dạng chữa hơi thở có mùi. Đó có thể là chứng bệnh ngắn ngày hoặc kinh niên. Hơi thở hôi có nhiều nguyên nhân và có thể mang bản chất khác nhau. Nó có thể kết hợp với cả những bệnh lý trong miệng hay sự biểu hiện theo chu kỳ của một bệnh trầm trọng.
 
Các bệnh lý trong khoang miệng là những nguyên nhân thường gặp nhất của chứng hôi miệng. Nó đặc biệt có liên quan tới vấn đề vệ sinh miệng kém. Nhiều vi sinh vật gây mùi hôi bao phủ răng và lưỡi khi vệ sinh răng miệng không tốt.

Những vết bẩn trên lưỡi có thể thường là nguyên nhân dẫn tới hôi miệng. Điều đó giải thích tại sao chúng ta cần làm sạch lưỡi và răng với bàn chải và bàn chà lưỡi sau mỗi bữa ăn.
 
Chứng hôi miệng cũng có thể xuất phát từ các bệnh hầu, họng như viêm xoang, sùi vòm họng, viêm mũi, viêm amidan mãn tính. Vì vậy, súc họng sau khi ăn rất quan trọng đối với những ai phải chịu bệnh viêm amidan mãn tính.
 
Mùi hôi còn có thể do các bệnh về phổi cấp tính và mãn tính. Trong số đó có thể kể đến bệnh viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phổi,áp xe phổi và một số bệnh khác.
 
Các bệnh ở dạ dày cũng là một trong những nguyên nhân gây chứng hôi miệng. Mùi khó chịu có thể do các sản phẩm từ sữa và một số loại rau như hành, tỏi, củ cải và lạc.
 
Nhiều bệnh nhân nghĩ rằng hút thuốc có thể giúp họ che giấu hơi thở có mùi nhưng thực tế nó chỉ khiến vấn đề tồi tệ hơn.
 
Hơi thở có mùi xảy ra trong thời gian ngắn có thể là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng. Trong trường hợp hôn mê do tiểu đường, miệng sẽ có mùi acetone hay mùi amoniac ở người bệnh thận.
 
Trong tất cả các trường hợp hơi thở có mùi mà không hết sau khi thực hiện kỹ càng vệ sinh khoang miệng, bạn nên đi khám để được điều trị thích hợp - phân tích máu và nước tiểu, nội soi, chụp tia X khoang ngực và kiểm tra ổ bụng nếu cần thiết.

Theo VTV/Theo Pravda
Chia sẻ