Là một trong những ca khúc nổi tiếng về Hà Nội của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Nhớ mùa thu Hà Nội mang đến cho người nghe một cảm giác bâng khuâng, bồi hồi. Những chi tiết rất riêng của mùa thu Hà Nội với sắc vàng cây cơm nguội, màu đỏ của lá bàng, màu nâu thẫm của những ngôi nhà cổ, màu xanh của cốm làng Vòng... đã tạo nên một bức tranh thu tuyệt đẹp mà không nơi nào có được.
"Nhớ mùa thu Hà Nội" qua giọng hát của Hồng Nhung
Có phải em mùa thu Hà Nội
Một ca khúc nữa viết về mùa thu Hà Nội mang giai điệu ngọt ngào và lãng mạn, Có phải em mùa thu Hà Nội
do nhạc sĩ Trần Quang Lộc sáng tác đã trở nên thân thuộc với người yêu
nhạc Việt Nam và thường vang lên mỗi độ thu về. Ca khúc giàu hình ảnh và
chất thơ để những người yêu Hà Nội, yêu những ca khúc về Hà Nội dễ dàng
bị thu hút và cất tiếng hát theo khi nghe được giai điệu của nó.
Tuy có rất nhiều giọng ca đã từng trình bày Có phải em mùa thu Hà Nội, nhưng với cách xử lý rất riêng, rất tinh tế, Hồng Nhung mang lại ca khúc một màu sắc êm dịu. Với khả năng "hát như nói" của mình, Hồng Nhung đã làm không ít khán giả trăn trở khi cất tiếng hát: "Tháng tám mùa thu, lá khởi vàng chưa nhỉ..."
"Có phải em mùa thu Hà Nội" - Hồng Nhung
Thu vàng
Nhạc sĩ Cung Tiến đã có bài hát rất hay viết về mùa thu Hà Nội, Thu vàng mang
giai điệu nhẹ nhàng, vui tươi nhưng chất chứa những trải nghiệm rất
riêng về một mùa thu Hà Nội đầy vấn vương và nhớ thương. Ca khúc được
nhạc sĩ sáng tác khi mới 14-15 tuổi nên những trải nghiệm và nỗi nhớ về
Hà Nội mang màu sắc trẻ trung, lãng mạn nhưng không kém chất thơ và giàu
hình ảnh.
Hồng Nhung thể hiện ca khúc như từng bước chân đi rất nhẹ nhàng, khoan thai trong một ngày thu Hà Nội mang màu đỏ vàng lãng mạn.
Hồng Nhung thể hiện ca khúc như từng bước chân đi rất nhẹ nhàng, khoan thai trong một ngày thu Hà Nội mang màu đỏ vàng lãng mạn.
"Thu vàng" - Hồng Nhung
Em ơi Hà Nội phố
Em ơi Hà Nội phố (còn được viết: Em ơi, Hà Nội phố) là một ca khúc trữ tình của nhạc sĩ Phú Quang. Bài hát được Phú Quang phổ thơ bài Hà Nội phố của nhà thơ Phan Vũ. Đây là một trong số những bài hát nổi tiếng nhất về Hà Nội.
Nhạc sĩ Phú Quang chia sẻ về ca khúc: "Nụ hôn lạnh giá mùa đông, vòng tay bồi hồi ướt giá dưới trời mưa bụi của những ngày tháng tình yêu còn nồng ấm... Rồi nỗi nhớ về căn nhà tôi đã sống ở Hà Nội qua suốt tuổi ấu thơ mà mùa đông năm 1972, khi những cành bàng trụi lá thì căn nhà ấy, và người bạn thân thiết nhất của tôi cũng vĩnh viễn bị bom B52 dập vùi. Thay vào đó là tượng đài về những người đã chết như một vết sẹo dẫu đã phủ kín rêu xanh mà chẳng bao giờ nguôi rát bỏng mỗi lần tôi nghĩ tới..."
Nhạc sĩ Phú Quang chia sẻ về ca khúc: "Nụ hôn lạnh giá mùa đông, vòng tay bồi hồi ướt giá dưới trời mưa bụi của những ngày tháng tình yêu còn nồng ấm... Rồi nỗi nhớ về căn nhà tôi đã sống ở Hà Nội qua suốt tuổi ấu thơ mà mùa đông năm 1972, khi những cành bàng trụi lá thì căn nhà ấy, và người bạn thân thiết nhất của tôi cũng vĩnh viễn bị bom B52 dập vùi. Thay vào đó là tượng đài về những người đã chết như một vết sẹo dẫu đã phủ kín rêu xanh mà chẳng bao giờ nguôi rát bỏng mỗi lần tôi nghĩ tới..."
Ca
khúc được viết trong giai đoạn Hà Nội đang có chiến tranh nhưng vẫn
không gợn chút không khí căng thẳng, tang tóc, Hà Nội vẫn bình yên đến
lạ lùng. Hồng Nhung đã hoàn
thành tốt vai trò của mình khi chị thể hiện ca khúc như một người kể câu
chuyện về một Hà Nội rất buồn nhưng vẫn rất đỗi bình yên.
Em ơi Hà Nội phố mang một gam màu xanh xám trầm mặc, dường như chút bâng quơ của người nghệ sĩ khi đi trên những con phố cổ kính của thủ đô đã kết tinh thành xúc cảm về "màu xanh thời gian" đầy mơ hồ.
Em ơi Hà Nội phố mang một gam màu xanh xám trầm mặc, dường như chút bâng quơ của người nghệ sĩ khi đi trên những con phố cổ kính của thủ đô đã kết tinh thành xúc cảm về "màu xanh thời gian" đầy mơ hồ.
"Em ơi Hà Nội phố" - Hồng Nhung
Hướng về Hà Nội
Hơn
50 năm trước, trong tiếng bom đạn và những bộn bề lo toan của người dân
tản cư, nhạc sĩ Hoàng Dương đã cầm bút viết lên những dòng đầu tiên của
bài hát Hướng về Hà Nội.
Nhạc sĩ từng chia sẻ: "Tình yêu Hà Nội trong tôi là nỗi nhớ nhung về những tháng ngày đã lùi dần vào dĩ vãng. Là một Hà Nội nhỏ nhắn và dịu dàng nơi tôi đã chôn chặt mối tình thời trai trẻ với một cô gái Hà Nội mà tôi đã không có duyên nợ. Nhưng qua đó đã cho tôi có được một bài hát, cũng là tiếng lòng dành cho mảnh đất quê hương."
Nhạc sĩ từng chia sẻ: "Tình yêu Hà Nội trong tôi là nỗi nhớ nhung về những tháng ngày đã lùi dần vào dĩ vãng. Là một Hà Nội nhỏ nhắn và dịu dàng nơi tôi đã chôn chặt mối tình thời trai trẻ với một cô gái Hà Nội mà tôi đã không có duyên nợ. Nhưng qua đó đã cho tôi có được một bài hát, cũng là tiếng lòng dành cho mảnh đất quê hương."
Ca
khúc được viết vào năm 1953 - 1954 khi chiến tranh đang diễn ra hết sức
cam go. Chứng kiến Hà Nội thương yêu đang bị cày xới bởi bom đạn của kẻ
thù, hòa bình đang ở đâu đó xa xôi lắm... tác giả đã viết ca khúc này
rất nhanh và vô cùng tình cảm. "Hà Nội ơi, Hà Nội ơi"
là tiếng gọi da diết xuyên suốt ca khúc, có người nói, nhạc sĩ Hoàng
Dương xem Hà Nội như một người tình và câu hát này thể hiện nỗi nhớ da diết dành cho Hà Nội.
Có rất nhiều ca sĩ đã thể hiện qua ca khúc này và Hồng Nhung là một trong những tên tuổi thể hiện thành công ca khúc.
Có rất nhiều ca sĩ đã thể hiện qua ca khúc này và Hồng Nhung là một trong những tên tuổi thể hiện thành công ca khúc.
"Hướng về Hà Nội" - Hồng Nhung
Chiều Hồ Gươm
Ca khúc về một trong những biểu tượng Hà Nội của nhạc sĩ Trần Thụ được Hồng Nhung thể hiện trong album Đoản khúc thu Hà Nội ra mắt năm 1997 của mình.
Ca khúc này từng được rất nhiều lớp nghệ sĩ trước đó thể hiện, nhưng Hồng Nhung đã thể hiện lại rất khác, đầy trẻ trung như cảm nhận của một người Hà Nội trẻ về một chiều Hà Nội rất bình yên, giản dị và mang vẻ đẹp thơ mộng.
Ca khúc này từng được rất nhiều lớp nghệ sĩ trước đó thể hiện, nhưng Hồng Nhung đã thể hiện lại rất khác, đầy trẻ trung như cảm nhận của một người Hà Nội trẻ về một chiều Hà Nội rất bình yên, giản dị và mang vẻ đẹp thơ mộng.
"Chiều Hồ Gươm" - Hồng Nhung
Nhớ về Hà Nội
Ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Hiệp đã từng khiến Hồng Nhung bật khóc khi thể hiện tại liveshow Có phải em mùa thu Hà Nội của riêng mình. Hà Nội tuổi thơ của nữ ca sĩ lập nghiệp tại Sài Gòn là căn nhà nhỏ số 11 Điện Biên Phủ, là những con đường rợp bóng cây, những mái ngói nâu thẫm và trò chơi nghịch nắng…
Kỷ niệm ngày xưa ùa về trong trí nhớ khi tại đêm nhạc tối qua, Hồng Nhung gặp lại thầy giáo chủ nhiệm 3 năm cấp ba trường Hoàng Diệu, những bạn bè chung lớp… Câu hát xúc động "Dù có đi bốn phương trời lòng vẫn nhớ về Hà Nội" không chỉ Hồng Nhung xúc động mà còn ở mãi trong trái tim của những đứa con nơi phương xa luôn hướng về Hà Nội.
Kỷ niệm ngày xưa ùa về trong trí nhớ khi tại đêm nhạc tối qua, Hồng Nhung gặp lại thầy giáo chủ nhiệm 3 năm cấp ba trường Hoàng Diệu, những bạn bè chung lớp… Câu hát xúc động "Dù có đi bốn phương trời lòng vẫn nhớ về Hà Nội" không chỉ Hồng Nhung xúc động mà còn ở mãi trong trái tim của những đứa con nơi phương xa luôn hướng về Hà Nội.
"Nhớ về Hà Nội" - Hồng Nhung
Hồng Nhung thể hiện nỗi nhớ về quê nhà rất riêng, rất tinh tế, khẩu hình miệng khi hát lúc nào cũng như đang cười nhưng chất chứa nhiều nội tâm.
Đoản khúc thu Hà Nội
Là một trong hai sáng tác nổi tiếng viết về mùa thu Hà Nội của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Đoản khúc thu Hà Nội mang vẻ nhẹ nhàng, ấm áp cũng giống như nhịp sống lặng lẽ, âm thầm của Hà Nội. Ca khúc này là hình ảnh về thành phố nghìn năm một "mùa thu tràn nỗi nhớ".
Điều đặc biệt là người thể hiện thành công nhất cả 2 ca khúc viết về Hà Nội của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đều là ca sĩ Hồng Nhung. Mỗi khi giai điệu của Đoản khúc thu Hà Nội vang lên, giọng hát tràn đầy những xúc cảm mạnh mẽ của Hồng Nhung như khiến người nghe thêm yêu Hà Nội hơn.
Điều đặc biệt là người thể hiện thành công nhất cả 2 ca khúc viết về Hà Nội của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đều là ca sĩ Hồng Nhung. Mỗi khi giai điệu của Đoản khúc thu Hà Nội vang lên, giọng hát tràn đầy những xúc cảm mạnh mẽ của Hồng Nhung như khiến người nghe thêm yêu Hà Nội hơn.
"Đoản khúc thu Hà Nội" - Hồng Nhung