Càng tìm hiểu về Nhật Bản, người ta càng bất ngờ với những nét văn hóa truyền thống, những điều thú vị ở đất nước này. Đặc biệt ẩm thực Nhật Bản lại càng đáng để khám phá, bên cạnh sushi, sashimi, mì udon, Nhật Bản còn có một đặc sản khác cũng rất nổi tiếng là đó món hồng khô hay còn gọi là hồng treo gió.
Hồng được xem là quốc quả của Nhật Bản - happyranker
Quả hồng được xem là sản vật quốc gia ở Nhật Bản. Mùa thu ở Nhật, đặc biệt là về miền quê sẽ dễ dàng bắt gặp nhưng cây hồng sai trĩu quả vô cùng đẹp mắt. 2 loại hồng được biết đến nhiều ở Nhật Bản là hồng giòn và hồng chát. Trong đó hồng giòn (amagaki) có đặc trưng là giòn, ngọt, quả chín vẫn giòn, dùng để ăn trực tiếp. Loại hồng giòn này được lựa chọn khắt khe khi đưa ra thị trường.
Còn một loại khác là hồng chát (shibugaki), có hình thuôn dài, rất chát lại thường được chế biến thành hồng khô hay còn gọi là hồng treo gió, hồng một nắng. Sở dĩ nhất định phải đem hong gió là bởi trong quá trình phơi, vị chát của hồng sẽ dần mất đi, thay vào đó quả sẽ ngọt dần. Đến khi trở thành thành phẩm, quả hồng hong gió ngọt gấp 1,5 lần độ ngọt của hồng giòn thông thường.
Một số giống hồng chát chính ở Nhật có thể kể đến như Hachiya, Fuji, Hiratanenashi, Tonewase, Dojo Hachiya, trong đó hồng treo gió Dojo Hachiya rất nổi tiếng, nó từng được dùng làm quà tặng cho triều đình ở khoảng giữa thời Heian. Loại hồng này đã có tuổi đời hơn 1.000 năm với hương vị "ngọt như mật ong".
FOODjimoto
Để làm ra quả hồng treo gió, người làm cần đầu tư rất nhiều công sức, trong đó thời điểm tháng 11 là thời điểm lý tưởng để làm hồng treo gió. Trước tiên, người ta sẽ chọn hái nguyên cuống những quả hồng chín, sau đó số hồng đó lại được để khoảng 3 đến 7 ngày cho thêm mềm và ngọt rồi mới bắt tay vào chế biến.
Ảnh: baomoi
ytimg
Những trái hồng đó kế đó sẽ được gọt vỏ thật khéo léo để giữ nguyên được cuống quả rồi buộc dây vào cuống quả và treo lên giá phơi chuyên dụng. Quá trình phơi hồng cũng mất rất nhiều công đoạn, trước tiên là phơi trong bóng râm từ 2 đến 3 ngày, sau đó phơi nắng trong nhiều ngày. Sau nhiều ngày phơi, người ta tiến hành dùng cọ tre để chà quả hồng nhằm biến lớp đường thành lớp phấn trắng bên ngoài. Sau đó tiếp tục phơi hồng thêm nhiều ngày nữa mới có hồng thành phẩm. Tổng thời gian để chế biến ra quả hồng treo gió mất khoảng 40 ngày.
Trong các buổi trà đạo, hồng treo gió là món không thể thiếu. Quả hồng ngọt, dẻo uống cùng trà quả thực vô cùng xứng hợp. Bởi làm kì công nên giá cả của món hồng này không hề rẻ. Ở Việt Nam, một hộp hồng treo gió 15 quả có giá khoảng 1 triệu đồng.
Ảnh: baomoi
Ảnh: bizweb
Ngoài hồng treo gió của Nhật Bản, các nước Hàn Quốc, Trung Quốc cũng đều có món hồng này. Thậm chí hiện nay Đà Lạt và Mộc Châu cũng áp dụng công nghệ treo gió Nhật Bản cho quả hồng cho ra thành phẩm rất ngon với giá bán 700 ngàn/kg. Năm nay, hồng treo gió hứa hẹn sẽ là món quà biếu Tết được người Việt hết sức ưa chuộng.
Tổng hợp