Theo các nhà khoa học, biến chứng tiểu đường không phải lúc nào cũng xảy ra, chúng chỉ tới khi người bệnh có chỉ số đường huyết cao hoặc thấp đặc biệt.

Nếu lượng đường trong máu cao hơn 180mg/dL, bệnh sẽ biến chứng sang nhiều cơ quan trong cơ thể. Mặt khác, nếu để đường huyết xuống dưới 60mg/dL, người bệnh cũng nhanh chóng hôn mê, nguy kịch.

Bệnh tiểu đường thường có ít dấu hiệu để nhân biết, nên đôi khi, người bệnh chỉ phát hiện ra tiểu đường khi bệnh ở giai đoạn nặng. Đó chính là lý do khiến người mắc bệnh tiểu đường dễ gặp phải các biến chứng hơn bệnh khác.

Suy thận

Khi bị tiểu đường, người bệnh sẽ có chỉ số đường huyết rất cao, đây cũng chính là nguyên nhân gây nên những vấn đề về thận, làm rồi loạn chức năng lọc của thận, tổn thương các tế bào vi mạch thận…

Lúc này, nếu người bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ diễn biến nhanh và nặng hơn, khiến tình trạng suy thận trở nên nghiêm trọng, thậm chí chức năng thận bị hủy hoại.

Kẻ giết người thầm lặng này dễ gây biến chứng mù lòa, suy thận, nhồi máu cơ tim - Ảnh 1.

Suy thận là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.


Ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch

Một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường là người bệnh sẽ gặp phải những vấn đề về tim mạch. Theo thống kê từ chương trình "Phòng ngừa bệnh tiểu đường Quốc gia", có tới 65% số ca tiểu đường hiện nay thiệt mạng là do gặp các biến chứng về bệnh tim mạch và đột quỵ.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh tiểu đường làm lượng đường trong máu tăng cao, gây lắng đọng mỡ ở thành mạch.

Đây chính là nguyên nhân khiến cho việc lưu thông máu kém, tuần hoàn máu kém, dễ tắc nghẽn mạch máu và dẫn tới mắc thêm các bệnh về tim mạch như: Huyết áp cao, xơ vữa động mạch hay nhồi máu cơ tim…

Biến chứng cho bà mẹ mang thai

Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ đang trong thời kỳ sinh nở, mang thai bị tiểu đường.

Theo các chuyên gia, bị tiểu đường trong lúc mang thai dễ gây ra các biến chứng như giảm đột ngột lượng glucose, khó sinh do con quá to. Thậm chí, đứa bé trong bụng người mẹ đang bị tiểu đường cũng có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn những đứa trẻ khác.

Ảnh hưởng tới hệ thần kinh

Khi lượng đường huyết tăng cao, người bệnh sẽ bị tổn thương dây thần kinh nghiêm trọng, khiến cho các dây thần kinh này không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng.

Do đó, người bệnh bị tiểu đường thường có cảm giác tê bì, yếu cơ hoặc triệu chứng như bị kim châm ở các ngón tay.

Kẻ giết người thầm lặng này dễ gây biến chứng mù lòa, suy thận, nhồi máu cơ tim - Ảnh 2.

Những vết thương của người bị tiểu đường thường lâu lành và có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn người bình thường.


Tăng cao nguy cơ mắc các bệnh về mắt

Theo các nhà khoa học, những người bị bệnh tiểu đường thường có nguy cơ mắc vấn đề về mắt nhiều hơn người bình thường.

Khi lượng đường huyết trong máu tăng cao, các mạch máu sẽ nhỏ lại, võng mạc bị tắc nghẽn gây vỡ, sưng làm tổn thương tới mắt.

Bệnh tiểu đường cũng gây ra chứng tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, nguy hiểm hơn có thể dẫn tới mù lòa.

Gặp vấn đề về răng lợi

Người mắc bệnh tiểu đường dễ bị biến chứng răng lợi, do máu lưu thông đến lợi bị suy giảm, làm cho người bệnh bị tổn thất collagen nghiêm trọng.

Người bị tiểu đường cũng dễ bị sâu răng do lượng đường trong máu cao và liên tục bị khô miệng, thiếu nước bọt nên vi trùng tích tụ nhiều trong miệng, hốc chân răng...

Lở loét chân tay, chậm lành vết thương hở

Lượng đường trong máu tăng cao dẫn tới tình trạng các mạch máu bị hẹp dần, gây cản trở lưu thông máu, từ đó khiến vết thương hở khó lành hơn.

Đặc biệt, những vết thương hở của người bị bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ lở loét và nhiễm trùng và lâu lành hơn so với người bình thường.