Đầu năm mới là cơ hội cho những khởi đầu mới nhưng với nhiều người, nó cũng có nghĩa là sự kết thúc. Trong những năm qua, những thống kê từ các luật sư và khảo sát từ các cặp vợ chồng đã chỉ ra rằng nhiều người đã kiên quyết ly hôn vào tháng 1 hơn bất kỳ tháng nào khác trong năm.

Theo Ernesto Lira de la Rosa, Tiến sĩ, nhà tâm lý học lâm sàng được cấp phép và cố vấn truyền thông của Quỹ Nghiên cứu Hy vọng cho Trầm cảm cũng nhận ra sự thật này.

Vì thế, tháng 1 đầu năm được các chuyên gia mệnh danh là "Tháng Ly Hôn".

Kết quả khảo sát gây ngỡ ngàng: Tháng 1 hàng năm là thời điểm có lượng người nộp đơn ly hôn nhiều nhất, vì sao lại thế? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Tiến sĩ Lira de la Rosa nói: "Trong dịp đầu năm mới, khi những ngày nghỉ lễ kết thúc, sẽ dễ hiểu tại sao một số người bắt đầu thủ tục ly hôn.

Một số người muốn bước vào năm mới với một khởi đầu mới và những người khác có thể đã có những ngày nghỉ để suy ngẫm về cuộc sống của mình và nhận ra rằng họ không hạnh phúc trong mối quan hệ vợ chồng".

Kristyn Carmichael, một luật sư chuyên tư vấn các vụ ly hôn và nhà hòa giải gia đình đến từ bang Arizona (Mỹ) xác nhận rằng số lượng người liên hệ về thủ tục ly hôn tăng mạnh vào đầu năm. Nhưng theo luật sư Carmichael, hầu hết các cuộc hôn nhân đổ vỡ (bất kể thời điểm nào trong năm) đều bắt nguồn từ ít nhất một trong 3 lý do: tài chính, kỳ vọng và giao tiếp.

Không chỉ ở Mỹ, mà ở Anh cũng vậy. Theo một bài viết trên trang simplicitylegal.co.uk, hơn 25% lượt tìm kiếm liên quan đến ly hôn được thực hiện trên Google trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 1 năm 2021.

Tuy nhiên, theo đánh giá của tác giả bài viết đây không phải là một hiện tượng mới. Các cụm từ tìm kiếm liên quan đến ly hôn tăng vọt vào tháng 1 hàng năm, và tăng qua từng năm. Một nghiên cứu tiết lộ rằng cứ 5 cặp vợ chồng thì có một cặp cân nhắc việc ly thân vào tháng Giêng do áp lực tạo ra trong thời gian nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới.

Tất cả những vấn đề này đều có thể được khắc phục miễn là cả 2 bên đều sẵn sàng nỗ lực hàn gắn. Vì vậy, thay vì coi tháng Giêng là lý do biện minh cho việc từ bỏ cuộc hôn nhân của bạn, các chuyên gia khuyên bạn nên coi tháng này như một cơ hội để khôi phục lại mối quan hệ của mình. Hãy đọc tiếp để khám phá bốn lời khuyên mà các chuyên gia cho rằng bạn có thể sử dụng để tránh rơi vào "bẫy Tháng Ly Hôn".

Kết quả khảo sát gây ngỡ ngàng: Tháng 1 hàng năm là thời điểm có lượng người nộp đơn ly hôn nhiều nhất, vì sao lại thế? - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Có 3 lý do lớn khiến nhiều người đi tới quyết định ly hôn trong tháng 1:

1. Rất ít người chia ly trong dịp nghỉ lễ

Để xoa dịu nỗi đau cho vợ/chồng hoặc con cái, người ta thầm nghĩ: "Chúng ta hãy cùng nhau có thêm một kỳ nghỉ vui vẻ nữa, hoặc nếu không thể xoay xở được thì ít nhất cũng bớt một kỳ nghỉ không vui".

Và rồi, khi tháng Giêng đến, "người vợ/chồng bất hạnh một cách âm thầm" sẽ muốn "đẩy nhanh tốc độ ly hôn" để được giải thoát.

Có một vụ ly hôn cực kỳ nổi tiếng ở New York (Mỹ) khi mà người chồng chìa ra lá đơn ly hôn vào đúng ngày Giáng sinh. Anh ta còn viết: "Xin lỗi, em yêu, nhưng anh không biết phải tặng em điều gì khác nên anh đã gửi cho em giấy triệu tập ra tòa xét xử ly hôn. Anh hy vọng em thích nó!".

2. Kỳ nghỉ lễ có thể cực kỳ căng thẳng

Có một sự thật rằng căng thẳng trong kỳ nghỉ lễ đầu năm mới có thể đẩy nhanh sự tan vỡ của mối quan hệ hôn nhân. Trong những ngày nghỉ lễ, các gia đình dành nhiều thời gian riêng tư hơn cho nhau thay vì phải ra ngoài làm việc. Sự gần gũi kéo dài 24/7 đôi khi không tạo ra cảm giác yêu thương và hài lòng mà ngược lại, gây ức chế nhiều hơn.

Thực tế đã chứng minh, vào năm 2020, khi các cặp vợ chồng cùng con cái của họ phải ở nhà cách ly trong nhiều tuần vì Covid-19 và tỷ lệ ly hôn tăng vọt.

Một số nhà khoa học xã hội cho rằng có những tiêu chuẩn "phi thực tế" về việc ngày lễ sẽ như thế nào và điều đó có thể làm tăng thêm cảm giác lo lắng và trầm cảm của mọi người.

3. Áp lực kinh tế

Sau thời gian mua sắm "thả phanh", đi chơi "tới bến" trong dịp Giáng sinh và năm mới thì tháng Giêng là tháng các gia đình bắt đầu rơi vào trạng thái "kiệt quệ" về tài chính.

Đối với nhiều người, câu trả lời là "hãy thoát khỏi con tàu đang chìm" này trước khi những tờ hóa đơn dìm mình xuống.

Nguồn: Best Life Online, Simplicitylegal