Đại dịch Covid-19 diễn ra trên toàn cầu và các biện pháp giãn cách chưa từng xảy ra trước đó đã và đang ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh trong cuộc sống của một đứa trẻ.

Khái niệm "cuộc sống bình thường" đã thay đổi do dịch, cha mẹ cần giải thích thế nào để không gây shock cho con? - Ảnh 1.

Vì vậy, bên cạnh sức khỏe thể chất thì sức khỏe tâm thần của trẻ cũng cần được quan tâm đúng mực. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất về mặt sức khỏe tâm thần, nhưng sức khỏe tâm thần đôi khi lại chưa được coi trọng ở các gia đình cũng như nhà trường. Nhiều cha mẹ ghi nhận con cái mình đã trở nên bướng bỉnh, đòi hỏi đặc quyền nhiều hơn bình thường trong và sau thời gian giãn cách xã hội. Một số nhà tâm lý học đã cảnh báo sự xáo trộn cuộc sống một thời gian dài có thể sẽ gây chấn thương tâm lý với trẻ. Nhẹ thì là hay tức giận, cáu kỉnh và dễ bị kích động.

Khái niệm "cuộc sống bình thường" đã thay đổi do dịch, cha mẹ cần giải thích thế nào để không gây shock cho con? - Ảnh 2.

Trẻ em là đối tượng cần được bảo vệ nhất: Hãy ở bên con, chấp nhận và dạy con học cách chấp nhận, đối mặt với các vấn đề

Cách duy nhất để vượt qua khó khăn chính là hãy VƯỢT QUA nó. Nếu chúng ta có thể học cách làm điều này thường xuyên hơn với trẻ, cùng nhau đối mặt và dạy con học cách đối mặt với các vấn đề mà con gặp phải, chúng ta sẽ trở thành người cha người mẹ tốt hơn. Hãy coi thời điểm của đại dịch này là cơ hội tuyệt vời để thực hành điều đó. Tại Việt Nam, đại dịch đã được khống chế, nhưng bài học về cách vượt qua khó khăn vẫn luôn có giá trị ngay cả khi đại dịch đã đi qua, có thể áp mọi vào mọi thời điểm trong cuộc sống.

Nếu bạn chấp nhận toàn bộ những cảm xúc mà con đang có như lo lắng, tức giận, hay phản kháng thì đứa trẻ sẽ cảm nhận rằng con được chấp nhận. Đó là lúc con bắt đầu sẵn sàng để chấp nhận mọi khó khăn và sẵn sang vượt qua dưới sự trợ giúp của cha mẹ.

Khái niệm "cuộc sống bình thường" đã thay đổi do dịch, cha mẹ cần giải thích thế nào để không gây shock cho con? - Ảnh 3.

Bố mẹ nên nhận thức được rằng:

- Mỗi đứa trẻ sẽ có phản ứng khác nhau về đại dịch hay những xáo trộn trong cuộc sống: một số em đeo bám hoặc gặp khó khăn trong việc tự chăm sóc, ăn/ngủ. Những hành vi mới thách thức cũng là những phản ứng tự nhiên. Cha mẹ hãy giúp đỡ con bằng cách thể hiện sự đồng cảm, kiên nhẫn và bình tĩnh đặt ra những giới hạn khi cần thiết. 

-  Xa cách chứ không phải là cô lập. Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ cần thời gian chất lượng (quality time) với người chăm sóc, với cha mẹ. Kết nối giúp các con có cơ hội thể hiện khả năng phục hồi trước nghịch cảnh.   

-  Cung cấp cho con thông tin phù hợp với lứa tuổi. Trẻ có xu hướng dựa vào trí tưởng tượng của mình khi thiếu thông tin. Người lớn thì lại hay quyết định giữ thông tin căng thẳng cho trẻ hơn là nói sự thật phù hợp với lứa tuổi. Cha mẹ nên sẵn sàng cho trẻ đặt câu hỏi và nói về mối quan tâm của chúng. 

-  Tạo một môi trường thể chất và cảm xúc an toàn bằng cách thực hành: Trấn an (giúp con cảm thân an toàn, an tâm), duy trì thói quen (mang tới cho trẻ cảm giác an toàn, dự đoán được như giờ ngủ/ăn/chơi…) và khả năng tự điều chỉnh (khi trẻ bị căng thẳng, giúp trẻ tập thể dục, hít thở…). 

-  Nhấn mạnh điểm mạnh, hy vọng và tích cực. Trẻ cần cảm thấy an toàn, tích cực về hiện tại và tương lai. Cha mẹ hãy giúp đỡ bằng cách tập trung sự chú ý của con vào những câu chuyện về cách mọi người giúp đỡ nhau, tìm giải pháp sáng tạo trong những vấn đề khó khăn, vượt qua nghịch cảnh trong dịch bệnh. Những câu chuyện này có thể được chữa lành và trấn an cho trẻ và người lớn.

Khái niệm "cuộc sống bình thường" đã thay đổi do dịch, cha mẹ cần giải thích thế nào để không gây shock cho con? - Ảnh 4.