Thế giới về cơ bản có hai loại người: "chim sớm" và "cú đêm". Nếu như "chim sớm" thường chủ động bắt đầu một ngày mới khá sớm trong tâm trạng vui tươi, hứng khởi thì "cú đêm" lại thích tận hưởng sự tĩnh lặng của đêm dài và thường xem chiếc đồng hồ báo thức là kẻ thù số 1; để rồi sau nhiều lần đấu tranh với tư tưởng lẫn chiếc đồng hồ, họ lại chọn phương án cuộn mình vào trong chăn để tiếp tục tận hưởng giấc ngủ êm đềm.

Khoa học chứng minh: Công sở về cơ bản có hai kiểu người - "chim sớm" và "cú đêm", chị em thuộc kiểu nào? - Ảnh 1.

Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là, tại sao lại có hai kiểu người tồn tại đối nghịch như vậy? Một cuộc nghiên cứu được tiến hành trên 90.000 người bởi công ty nghiên cứu di truyền học 23andMe cho thấy gen của chúng ta đóng vai trò không nhỏ trong việc hình thành tính cách "cú đêm" hoặc "chim sớm". Mặc dù có tính tương đối do bị chi phối bởi dữ liệu người dùng cung cấp; tuy nhiên, nghiên cứu này cũng phần nào giải thích được thắc mắc kể trên. Vậy bên cạnh một số đặc điểm nhận dạng cơ bản, "chim sớm" và "cú đêm" còn đối nghịch nhau ở những khía cạnh nào?

"Chim sớm" vươn mình đón nắng, "cú đêm" quyết tâm ngủ vùi

Sẽ thế nào nếu "chim sớm" và "cú đêm" là hai cá thể làm việc trong môi trường văn phòng?

"Chim sớm" sẽ có nhiều thời gian chuẩn bị hơn để bắt đầu một ngày mới tươi tỉnh và năng suất trước khi bước chân đến văn phòng. 8 tiếng của "chim sớm" tại nơi làm việc sẽ ngập tràn năng lượng và sự tươi mới kèm theo đó là hàng tá công việc được giải quyết một cách trọn vẹn khi mặt trời vừa tắt nắng.

Trái lại, "cú đêm" thường mất khá nhiều thời gian để suy nghĩ hôm nay có nên đặt chân đến văn phòng hay không; để rồi, khi nghị lực quá thiếu, "cú đêm" chẳng ngần ngại vùi mình bất chấp dòng đời xô đẩy. Khác với "chim sớm", khung giờ "thiêng" của "cú đêm" là sau 6 giờ tối. Lúc này là thời điểm "cú đêm" giàu năng lượng và hoạt động mạnh mẽ bậc nhất.

maxresdefault

 "Chim sớm" chủ động, cầu toàn và kiên nhẫn – "Cú đêm" thông minh, táo bạo và không ngại khó

Một nghiên cứu được tiến hành bởi những chuyên gia đến từ Đại học Barcelona đã chỉ ra rằng "chim sớm" thường có xu hướng chủ động, kiên trì và ít phải đối mặt với trạng thái mệt mỏi, thất vọng hơn so với cú đêm. "Chim sớm" có khả năng cân bằng cuộc sống khá tốt, cầu toàn và không dễ hài lòng với những thứ xung quanh. 

Trái lại, "cú đêm" tuy thông minh nhưng thường nóng nảy, bốc đồng, mất kiểm soát. Họ hàng nhà "cú đêm" táo bạo, ưa mới lạ, không ngại thử thách, ghét sự ổn định.

Khoa học chứng minh: Công sở về cơ bản có hai kiểu người - "chim sớm" và "cú đêm", chị em thuộc kiểu nào? - Ảnh 3.

"Chim sớm" sáng tạo vào ban đêm – "Cú đêm" sáng tạo hơn vào ban ngày

Nghe qua có vẻ mâu thuẫn bởi như đã phân tích ở trên, ban ngày là thời điểm "chim sớm" giàu năng lượng và tối đến là thời khắc để "cú đêm" toả sáng. Tuy nhiên, sự thật chính là như vậy; bởi lẽ, sự sáng tạo thường xuyên đạt được hiệu quả cao nhất trong quãng thời gian chúng ta nghỉ ngơi.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi hai nhà tâm lý học Richard D. Roberts và Patrick C. Kyllonen vào năm 2011 đã chứng minh điều này. Những người tham gia được yêu cầu giải quyết các vấn đề đòi hỏi sự phân tích và hiểu biết sâu sắc. Các vấn đề liên quan đến phân tích sẽ được xử lý thành công trong thời gian tối ưu của 2 nhóm. Trong khi các vấn đề thiên về tư duy sáng tạo thì lại được giải quyết tốt hơn trong thời gian không tối ưu, tức là thời gian nghỉ ngơi của cả 2 nhóm.

Khoa học chứng minh: Công sở về cơ bản có hai kiểu người - "chim sớm" và "cú đêm", chị em thuộc kiểu nào? - Ảnh 4.

"Chim sớm" yêu bữa sáng – "Cú đêm" thích ăn đêm

Điều này là hoàn toàn hiển nhiên. Bởi lẽ, khung giờ hoạt động tích cực của ai, người đó sẽ cần nạp thêm năng lượng để có thể "chiến đấu" hết mình với công việc.

Khoa học chứng minh: Công sở về cơ bản có hai kiểu người - "chim sớm" và "cú đêm", chị em thuộc kiểu nào? - Ảnh 5.

Nhận biết được bản thân mình là "chim sớm" hay "cú đêm" sẽ giúp được dân văn phòng ít nhiều trong việc lựa chọn công việc và hình thức làm việc phù hợp, nhằm tối ưu hoá năng suất, đem lại hiệu quả cao, tận dụng được năng lực và sở trường của bản thân.