Bạn nghĩ rằng mình đã làm đúng mọi thứ, từ việc ăn salad lành mạnh để cố gắng chống lại cám dỗ của thực phẩm đầy chất béo. Nhưng rồi đến khi gặp các biểu hiện như đầy bụng, chướng bụng... thì chắc chắn bạn sẽ tin rằng mọi cố gắng của mình đã "đổ sông đổ bể" và khó tránh chuyện chất béo đã được "chuyển" tới bụng, đùi, mông.
Chuyện tiêu hóa thức ăn không chỉ phụ thuộc vào những gì bạn ăn mà còn liên quan cả đến cách bạn ăn.
Thực tế, chuyện tiêu hóa thức ăn không chỉ phụ thuộc vào những gì bạn ăn mà còn liên quan cả đến cách bạn ăn. Bạn ăn như thế nào thì sẽ thúc đẩy các các enzym tiêu hóa trong cơ thể như thế đó và điều này quyết định chất lượng của chế độ ăn uống bạn đang theo.
Daily Mail Online đã nói chuyện với chuyên gia dinh dưỡng và nhà dinh dưỡng học Amy Shapiro, người sáng lập Nutrition NYC về những thay đổi trong chế độ ăn uống mà mọi người nên thực hiện để tốt cho tiêu hóa.
1. Tránh uống đồ uống lạnh trong khi ăn - thay vào đó hãy uống một tách trà
Chuyên gia dinh dưỡng Shapiro khuyến cáo khách hàng nên tập trung vào thực phẩm thay vì đồ uống trong khi ăn. Bởi theo bà, uống trong khi ăn sẽ làm loãng các enzyme tiêu hóa.
Tránh uống đồ uống lạnh trong khi ăn - thay vào đó hãy uống một tách trà.
Các enzyme tiêu hóa được giải phóng trong nước bọt khi bạn bắt đầu bữa ăn. Nhưng nếu trộn với rất nhiều nước hoặc chất lỏng khác, thì các enzyme này sẽ không thể phá vỡ thức ăn trước khi nó vào dạ dày. Điều này có thể cản trở quá trình tiêu hóa và khiến cho bạn cảm thấy đầy bụng.
Ngoài ra, Shapiro khuyên khách hàng nên uống đồ uống mát hoặc ấm chứ không nên uống lạnh. "Nước mát hoặc ấm tốt cho tiêu hóa hơn, giúp cơ thể dễ tiêu hóa vì cơ thể không mất thời gian làm cho chất lỏng nóng lên bằng nhiệt độ cơ thể", cô nói.
Ngoài ra, nước ấm làm giảm chất thải chuyển hóa trong cơ thể (có thể tích tụ từ hệ thống miễn dịch), nhờ đó phá vỡ thức ăn nhanh hơn. Uống đồ uống ấm cũng có thể thúc đẩy nhu động ruột khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa cảm giác cồng kềnh, chướng bụng suốt cả ngày.
2. Tránh những thực phẩm cản trở quá trình tiêu hóa
Cơ thể không thể dễ dàng phá vỡ một số loại thực phẩm nhất định trong quá trình tiêu hóa. Shapiro cho biết cả lactose và cải xoăn là hai loại thực phẩm phổ biến mà nhiều khách hàng sau khi ăn đã cảm thấy rất khó tiêu.
Cơ thể không thể dễ dàng phá vỡ một số loại thực phẩm nhất định trong quá trình tiêu hóa.
Cải xoăn chứa đầy chất xơ không hòa tan và một số loại đường nên có thể gây khó khăn cho hệ thống tiêu hóa nếu được tiêu thụ với số lượng lớn. Hệ thống tiêu hóa không thể tiêu hóa phần này của các loại thực phẩm thực vật nên khi vào cơ thể nó trở thành chất thải và cản trở hệ thống tiêu hóa. Nếu vẫn muốn ăn thực phẩm này, bạn nên hấp hoặc luộc chúng thì cơ thể sẽ dễ tiêu hóa hơn.
Lactose là loại đường chính được tìm thấy trong hầu hết các sản phẩm từ sữa. Một số người có thể gặp khó khăn khi tiêu hóa loại đường này nếu ruột non của họ không sản sinh lactase - enzyme tiêu thụ lactose.
3. Biết nhai đúng cách
"Bước đầu tiên của tiêu hóa xảy ra trong miệng và cảm giác cồng kềnh trong bụng sau khi ăn có thể là dấu hiệu cho thấy bạn nhai thức ăn không hiệu quả", Shapiro nói.
Nhai thức ăn trong miệng quá nhanh khiến tăng gánh nặng cho dạ dày, không tốt cho tiêu hóa.
Ăn và nuốt quá nhanh có thể thường làm cho người ta cảm thấy chướng bụng sau bữa ăn. Đó là vì "chúng ta có xu hướng nuốt không khí dư thừa trong quá trình ăn, từ đó có thể gây ra nôn và đầy khí trong bụng - chướng bụng", Shapiro nói.
Nhai nhiều và ăn chậm hơn có thể ngăn ngừa điều này xảy ra khi cơ thể tiêu hóa thực phẩm. Điều này sẽ làm giảm bớt gánh nặng cho dạ dày để nghiền thức ăn và tối đa hóa lượng chất dinh dưỡng mà cơ thể nhận được từ mỗi món ăn. Nước bọt có chứa các enzyme tiêu hóa được sử dụng để giúp phá vỡ thực phẩm trước khi nó được chuyển xuống dạ dày. Nhưng quá trình này không xảy ra nếu bạn nhai thức ăn trong miệng quá nhanh.
4. Thêm một số "nhiên liệu tiêu hóa" để quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn
Theo chuyên gia dinh dưỡng Shapiro, đu đủ và dứa là những thực phẩm rất giàu enzym tiêu hóa. Hai loại trái cây này giúp đỡ hệ thống tiêu hóa phá vỡ các chất dinh dưỡng trong thực phẩm khi chúng được đẩy qua đường tiêu hóa.
Đu đủ và dứa là những thực phẩm rất giàu enzym tiêu hóa.
Bạc hà và gừng cũng có tác dụng tương tự như vậy. Không những thế, chúng còn có đặc tính chống co thắt, có nghĩa là chúng có tác dụng làm thư giãn hệ thống tiêu hóa và chống lại bất kì sự co thắt nào không cần thiết.
Chúng cũng hỗ trợ trong quá trình tiêu hóa bằng cách thúc đẩy sự phóng thích nước bọt, ép dạ dày và mật tiết dịch để phá vỡ các protein và các đặc tính khác của thực phẩm.
Cà rốt và cây thì cũng có tác dụng tương tự với bạc hà và gừng. Khi tiêu thụ, gan sẽ giải phóng mật, giúp tiêu hóa chất béo và chất dinh dưỡng khác trong dạ dày tốt hơn.
Bạn có thể ăn các loại trái cây như đu đủ và dứa trước bữa ăn để thúc đẩy quá trình tiêu hóa. CÒn gừng, bạc hà, cà rốt và thì là thì có thể thêm vào bữa ăn để đạt chất lượng ăn uống tốt hơn.
Theo DailyMail