Mít là loại trái cây rất thơm ngon và ngọt ngào nhưng có một thực tế là: Nhiều người cảm thấy ăn mít bị nóng trong, bụng dạ khó chịu, thậm chí bùng phát thành nhiều mụn nhọt bên ngoài da. Cộng với thời tiết nóng nực, mọi người càng e ngại hơn với việc ăn mít vì tình trạng nóng trong người càng thêm nặng nề.

Khi ăn mít cần phải ghi nhớ những điều này để an toàn sức khỏe và lợi đủ đường - Ảnh 1.

Ngoài vitamin C, mít còn rất giàu các chất dinh dưỡng thực vật như ignans, isoflavones và saponins có đặc tính chống ung thư và lão hóa.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Viện phó Viện Dinh dưỡng quốc gia), mít chứa nguồn vitamin C dồi dào nên giúp tăng cường miễn dịch rất hiệu quả. Ngoài vitamin C, mít còn rất giàu các chất dinh dưỡng thực vật như ignans, isoflavones và saponins có đặc tính chống ung thư và lão hóa. Vitamin A trong mít rất tốt để duy trì sức khỏe mắt và da, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến mắt như thoái hóa điểm vàng và bệnh quáng gà.

PGS.TS Lâm khẳng định, không có loại quả nào gây nóng mà chỉ có loại quả có hàm lượng đường cao, ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, có thể bị tăng đường huyết đột biến, choáng váng, hoa mắt, do đó khi ăn cần hết sức lưu ý.

Những lưu ý không được bỏ qua khi ăn mít để bảo vệ sức khỏe được vị chuyên gia này chỉ ra như sau:

Hạn chế ăn mít khi bạn thuộc nhóm đối tượng này

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, những người bị rối loạn đường máu, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, suy thận mạn, sức khỏe yếu, người bị thừa cân, béo phì… cần hạn chế ăn mít.

Vì chứa nhiều đường, mít sẽ gây cảm giác nóng trong người sau khi ăn, nhất là những nhóm đối tượng này sẽ có biểu hiện rõ ràng nhất. Do đó, nhóm đối tượng này nên hạn chế ăn càng ít càng tốt những loại quả nhiều đường, cung cấp nhiều năng lượng như mít, thậm chí có thể bỏ hẳn với người bị tiểu đường, gan nhiễm mỡ.

Khi ăn mít cần phải ghi nhớ những điều này để an toàn sức khỏe và lợi đủ đường - Ảnh 3.

Người bệnh tiểu đường tốt nhất không nên ăn mít.

Ăn mít thế nào cho đúng? 

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho hay, dù mít có nhiều đường nhưng cũng có rất nhiều lợi ích sức khỏe nên không nên loại bỏ chúng hoàn toàn. Điều quan trọng là cần ăn mít đúng cách. Trong đó, nguyên tắc hàng đầu của việc ăn mít là không ăn nhiều mít cùng lúc.

Mỗi lần ăn mít, bạn chỉ nên ăn 80-100g mít tươi, tương đương 4-5 múi. Ăn quá nhiều mít một lúc sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao, nóng gan, không tốt cho gan thận.

Ăn mít vào đúng thời điểm

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm nhận định chỉ nên ăn mít sau 1-2 giờ sau khi ăn bữa chính. Không được ăn khi bụng đói bởi ăn mít lúc đói sẽ khiến cơ thể bị đầy bụng, khó tiêu.

Bạn cũng không nên ăn vào chiều tối và tối bởi mít có hàm lượng chất xơ cao, ăn vào thời điểm này sẽ khó tiêu, gây cảm giác ấm ách, khó chịu vào ban đêm.

Khi ăn mít cần phải ghi nhớ những điều này để an toàn sức khỏe và lợi đủ đường - Ảnh 5.

Chỉ nên ăn mít sau 1-2 giờ sau khi ăn bữa chính. Không được ăn khi bụng đói bởi ăn mít lúc đói sẽ khiến cơ thể bị đầy bụng, khó tiêu.

Nên ăn mít kèm với những loại hoa quả khác

Ăn mít kèm với những loại trái cây khác sẽ cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Khi ăn mít, chú ý nhai từng múi thật kỹ, nhất là mít dai vì mít cứng, khó tiêu, nhai không kỹ sẽ gây đau dạ dày.

Bổ sung đủ nước và rau xanh khi ăn mít

Đối với những người bị nóng trong, cơ địa hay bị nổi mụn nhọt hoặc muốn phòng tránh tối đa nguy cơ nổi mụn nhọt do ăn mít nên bổ sung đủ nước và rau xanh. Bình thường, bạn có thể lơ là nhưng khi ăn mít, tốt nhất nên uống đủ 2-2,5 lít nước và 200-300 g rau xanh mỗi ngày để việc ăn mít hạn chế tối đa nguy cơ nổi mụn nhọt.