Vào những ngày cuối tháng 2, đầu tháng 3, thời tiết khu vực miền Bắc và một số tỉnh miền Trung khá nồm ẩm, độ ẩm cao nhất đạt 98%. Điều này kéo theo một số khó khăn trong sinh hoạt như quần áo lâu khô, nấm mốc, sàn nhà ẩm ướt, tường dễ sinh mốc, không khí trong nhà cũng như ngoài trời gây cảm giác khó chịu cho mọi người trong sinh hoạt, dễ lây lan phát tán virus, dịch bệnh.

Không khí ẩm ướt, hơi nước ngưng tụ luôn khiến sàn nhà, đặc biệt là sàn gạch của các nhà phố, nhà chung cư thấp tầng xảy ra hiện tượng "đổ mồ hôi".

Có khá nhiều cách khắc phục hiệu quả giúp bạn và người thân cảm thấy thoải mái hơn trong thời tiết mùa xuân này.

Thường xuyên vệ sinh nhà cửa bằng nước ấm và giẻ khô

Sở dĩ bạn nên lau nhà bằng nước ấm bởi cách này sẽ giúp sàn nhà, vật dụng giảm bớt vi khuẩn, vi trùng, nấm mốc sinh sôi. Sau khi lau nhà bằng nước ấm, bạn nên tiếp tục thêm một bước nữa đó là dùng giẻ khô lau chùi.

Khi trời nồm ẩm cực điểm, chúng ta nên làm gì giúp nhà khô ráo - Ảnh 1.

Dùng máy sấy hoặc quạt sưởi

Với các vật dụng, bạn có thể dùng máy sấy để tránh ẩm ướt, nấm mốc gây chập điện. Với nội thất trong nhà, vì rất khó vệ sinh như giường, tủ, sofa, rèm... bạn nên sử dụng quạt sưởi để tạo cân bằng độ ẩm trong không khí giúp đồ đạc khô ráo, sạch sẽ.

Khi trời nồm ẩm cực điểm, chúng ta nên làm gì giúp nhà khô ráo - Ảnh 2.

Dùng điều hòa

Bật điều hòa với chế độ hút ẩm, để chế độ khô cũng có thể làm giảm hiện tượng nồm, ẩm cho căn phòng. Chế độ khô của điều hòa có thể giúp hút ẩm không khí, đồng thời giúp lưu thông không khí, đảm bảo sức khỏe cho các thành viên, đặc biệt là khi trong gia đình có trẻ nhỏ.

Khi trời nồm ẩm cực điểm, chúng ta nên làm gì giúp nhà khô ráo - Ảnh 3.

Đóng cửa nhà tắm

Khu vực nhà tắm là nơi khá ẩm ướt và có mùi nấm mốc khó chịu trong thời tiết nồm này. Bạn nên dọn vệ sinh sạch sẽ nhà tắm, lau tường và bật quạt gió, lau khô tường cùng sàn nhà tắm bằng giẻ khô. Đồng thời, sau khi sử dụng nhà tắm, bạn nên bật quạt thông gió và đóng kín cửa để hơi nước không thoát ra các phòng chức năng bên ngoài. Đây cũng là nguyên nhân khiến nền nhà, tường và đồ đạc ẩm ướt.

Bên cạnh cửa phòng tắm, bạn cũng nên chú ý việc đóng kín cửa thông với bên ngoài như cửa ban công, cửa sổ để tránh bị ảnh hưởng của thời tiết vào trong nhà. Những cơn gió mang độ ẩm cao có thể thổi vào nhà khiến ngôi nhà thêm ẩm ướt nếu bạn mở cửa. Hãy bật điều hòa thay vì mở cửa hay bật quạt để nhà bạn luôn khô ráo.

Khi trời nồm ẩm cực điểm, chúng ta nên làm gì giúp nhà khô ráo - Ảnh 4.

Nên sử dụng tinh dầu

Ngoài việc "đối phó" và khắc phục với thời tiết nồm ẩm, hãy sử dụng tinh dầu như lavender, tinh dầu chanh, xả, bưởi... để ngôi nhà luôn thơm tho, hạn chế bớt vi khuẩn, vi rút lây lan trong không khí.

Khi trời nồm ẩm cực điểm, chúng ta nên làm gì giúp nhà khô ráo - Ảnh 5.

Thắp nến trong nhà

Một mẹo khá thú vị và hiệu quả bạn có thể tham khảo và áp dụng đó là thắp nến trong nhà. Bạn nên sử dụng nến thơm để thắp ở các khu vực có cảm giác ẩm ướt giúp làm giảm độ ẩm, giảm mùi nấm mốc, tăng thêm sự khô ráo cho ngôi nhà. Ngoài ra, nếu ở nhà phố, nhà tách biệt, bạn có thể dùng thêm vôi bột, than củi hay báo giấy để hút ẩm sàn nhà.

Khi trời nồm ẩm cực điểm, chúng ta nên làm gì giúp nhà khô ráo - Ảnh 6.

Tổng hợp