Đợt phong tỏa lớn chưa từng có 

Khi Vũ Hán phong tỏa vào năm ngoái, bà Jiang Hong (75 tuổi) chia sẻ: "Tôi thấy mọi thứ giống năm 1960, khi chúng tôi sống trong những khu dân cư và được chăm sóc từ mọi thứ, nhưng lại không có nhiều sự lựa chọn."

Nhưng bà nói, trong năm 2020, các quan chức đã sử dụng smartphone thay vì loa phóng thanh để truyền tải thông điệp. Hơn nữa, mọi người cũng không còn dùng phiếu mua hàng như những năm 60 để mua đồ thiết yếu.

Cũng như nhiều người lớn tuổi, bà Jiang phải học cách sử dụng mạng xã hội WeChat để thích nghi với "cuộc sống tập thể" mới. Tất cả những thành viên trong nhóm cách ly của bà trò chuyện thông qua WeChat. Họ nhận được thông báo của chính phủ và cũng thanh toán trực tuyến qua đó. Những "tiểu khu" như vậy giúp Trung Quốc tạo nên một hệ thống quản lý và giám sát khu dân cư.

Hồi tháng 1 năm ngoái, khu dân cư của bà Jiang đã bị phong tỏa, toàn bộ người dân chỉ được ra vào qua một cổng duy nhất có người trực suốt ngày đêm. Hàng ngày, những cư dân như bà Jiang phải báo cáo nhiệt độ cơ thể cho nhân viên y tế và cung cấp thông tin về nơi ở.

Không cần giấy đi đường, đây là cách Trung Quốc kiểm soát người dân đi lại khi Covid-19 bùng phát mạnh nhất - Ảnh 1.

Các nhân viên bảo vệ "tiểu khu" sẽ giám sát nghiêm ngặt toàn bộ cư dân và báo cáo bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Tuy nhiên, họ cũng là "nguồn cung" cho người dân, không được bỏ sót bất kỳ đơn hàng nhu yếu phẩm nào.

Theo con gái của bà Jiang - Dorothy Wang, ban đầu, khi khu vực này bị phong tỏa, mọi người đều khá hỗn loạn, không ai biết phải làm gì vì họ đều là những người đã về hưu. Tuy nhiên, tình hình bắt đầu được cải thiện vào giữa tháng 2, khi chính quyền Vũ Hán cử khoảng 44.500 người đến hơn 7.000 khu dân cư trên toàn thành phố. Họ giúp 12.000 nhân sự cấp cơ sở kiểm soát dịch bệnh.

Chị chia sẻ: "Mỗi gia đình có một khoảng thời gian nhất định để đi dạo trong vườn của khu dân cư. Ban quản lý và ủy ban khu dân cư đều theo dõi để đảm bảo ở một thời điểm chỉ có một gia đình được ra ngoài."

Jennifer Pan - trợ lý giáo sư truyền thông Đại học Stanford, nhận định nhóm quản lý có vai trò quan trọng trong việc giúp thành phố kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, theo Pan, nhân sự ở một số nơi vẫn chưa hoạt động hiệu quả, do đó mức độ hiệu quả là không tương đương giữa các tiểu khu.

Ở thời điểm đó, một số nhà dịch tễ học trên thế giới đã đặt câu hỏi về tính hiệu quả của việc phong tỏa quy mô lớn, nhưng cho đến nay đây vẫn được coi là biện pháp tốt được áp dụng để kiểm soát dịch bệnh. Do Covid-19 đã lây lan trên toàn cầu, nhiều quốc gia khác cũng áp dụng cách tương tự.

Hiệu quả thực sự của hệ thống theo dõi sức khoẻ 

Để kiểm soát hoạt động đi lại của 11 triệu người Vũ Hán khi đó, chính phủ Trung Quốc đã triển khai hệ thống mã theo dõi y tế. Mỗi đêm, người dân sẽ nhận được một mã QR vào điện thoại di động, được gọi là "mã theo dõi sức khỏe". Người dùng đăng tải thông tin cá nhân lên một ứng dụng nhắn tin của WeChat hoặc Alipay để xác minh danh tính, cùng nhiệt độ cơ thể, triệu chứng của Covid-19 nếu có và lịch sử di chuyển gần đây.

Sau đó, hệ thống sẽ đánh giá xem liệu họ có tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh hay không. Nếu người dùng nhận được mã màu xanh lá cây, thì họ đã an toàn và được phép đi lại và làm việc. Mã màu vàng tức là người dùng đã tiếp xúc với F0 và có nguy cơ nhiễm bệnh. Tuy nhiên, mã màu cam có nghĩa là người dùng phải cách ly ở nhà 7 ngày và mã màu đỏ là cách ly 14 ngày.

Ngoài ra, hệ thống "quét mã" còn được liên kết với các điểm đo thân nhiệt ở nơi công cộng. Nếu mức thân nhiệt cao bất thường, mã màu xanh có thể được chuyển sang màu vàng. Với mã này, người dùng sẽ bị hạn chế ra ngoài và chờ nhân viên y tế đến xử lý.

Không cần giấy đi đường, đây là cách Trung Quốc kiểm soát người dân đi lại khi Covid-19 bùng phát mạnh nhất - Ảnh 2.

Jeremy Wallace - phó giáo sư thuộc chính phủ tại Đại học Cornell, nhận định: "Hệ thống giám sát của Trung Quốc đóng vai trò quan trọng để ứng phó với khủng hoảng. Họ đã thu thập kho dữ liệu khổng lồ trong cuộc khủng hoảng. Họ có thể giám sát thông qua kiểm tra thân nhiệt và việc người dân có tuân thủ các chính sách giãn cách xã hội hay không."

Giới chuyên gia nhận định, các biện pháp nghiêm ngặt như ở Vũ Hán đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn dịch bệnh, nhưng lại khó áp dụng ở một số nơi khác ví dụ như Mỹ. Ở Mỹ, chính phủ phải dựa vào các khu dân cư, trường học, nhà thờ và tổ chức phi lợi nhuận để huy động thêm nhân sự chống dịch.

Dù biện pháp theo dõi lịch trình đi lại của công dân hứng chịu nhiều lời chỉ trích từ phương Tây, song những bước đi này vẫn chứng minh được tính hiệu quả trong việc chống lại đại dịch.

Khi đại dịch đã được kiểm soát gần như hoàn toàn, hệ thống theo dõi mã sức khỏe của Trung Quốc vẫn được áp dụng ở nhiều nơi. Ở một số nơi, người dân vẫn được yêu cầu cung cấp mã xanh để được sử dụng tàu điện ngầm, mua vé tàu hay di chuyển bằng taxi.

Các nhà khoa học của Đại học Oxford nhận định, hệ thống theo dõi sức khỏe của Trung Quốc đã rất hiệu quả trong việc ngăn chặn dịch bệnh một cách bền vững. Ngoài ra, hệ thống này có thể "thay thế việc theo dõi thủ công bằng các tín hiệu tức thời được truyền đến và từ máy chủ trung tâm", cho phép các cơ quan chức năng xác định chính xác và nhanh chóng ai sẽ là người có nguy cơ.

Nguồn: Tổng hợp