“Tiểu đường hay còn gọi đái tháo đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh”. Đó là chia sẻ từ Giáo sư Guo Qiyu, Trưởng khoa Nội tiết thuộc Trung tâm Y tế số 6, Bệnh viện Đa khoa Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (Bắc Kinh,Trung Quốc).

Ông cho biết thêm, tiểu đường cũng chia làm nhiều loại. Phổ biến nhất là tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, có thể mắc tiểu đường sơ sinh hoặc do sử dụng thuốc/hóa chất hay cấy ghép mô. Ông cũng chỉ ra rằng nhiều người sai lầm khi cho rằng chỉ người ăn nhiều đường mới mắc bệnh tiểu đường. Trên thực tế, bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể mắc tiểu đường, nhưng có 4 nhóm người dễ nằm trong tầm ngắm của bệnh này nhất, đó là:

1. Người ngủ quá nhiều hoặc quá ít

Theo Giáo sư Guo, ngủ quá nhiều hay quá ít đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nguy cơ này cao hơn ở những người thường xuyên thức khuya, thiếu ngủ. Đây cũng là lý do khiến bệnh tiểu đường trẻ hóa nhanh chóng vì đây là thói quen phổ biến ở người trẻ hiện đại.

Không cần mê đồ ngọt, 4 kiểu người này vẫn chễm chệ nằm trong nhóm bệnh tiểu đường “thích” nhất - Ảnh 1.

Thức khuya, thiếu ngủ là một trong những yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường (Ảnh minh họa)

“Điều này có liên quan đến độ nhạy insulin. Ngủ quá nhiều hoặc quá ít sẽ ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học, nếu đồng hồ sinh học bị rối loạn thì độ nhạy insulin sẽ giảm. Tốt nhất người lớn nên đi ngủ từ khoảng 22, 23 giờ mỗi đêm và thức dậy sau khi ngủ từ 7 - 9 giờ” - ông giải thích.

Đặc biệt, Tạp chí của Hiệp hội Bác sĩ Hoa Kỳ (American College of Physicians, viết tắt là ACP) công bố thói quen thức khuya làm tăng 19% nguy cơ bị tiểu đường. Bởi thức khuya có thể khiến khả năng đề kháng insulin của cơ thể sẽ bị tổn hại, sử dụng glucose bị giảm sút, cơ thể sử dụng đường trong máu không hiệu quả, chất béo tích tụ nhiều hơn gây ra bệnh tiểu đường type 2.

Tương tự, ngủ không đủ giấc mỗi đêm có thể làm giảm lượng đường trong máu. Bởi trong khi bạn ngủ, cơ thể sẽ sửa chữa các mô bị tổn thương, hình thành ký ức và thực hiện các chức năng trao đổi chất. Khi thiếu ngủ, cơ thể không thể chuyển hóa glucose hiệu quả và độ nhạy insulin giảm.

2. Người ít vận động, hay ngồi lâu một chỗ

Ít vận động hoặc thường xuyên ngồi lâu 1 chỗ là nguyên nhân hàng đầu khiến chúng ta mắc các bệnh nguy hiểm sớm hơn so với tuổi được thống kê trung bình, trong đó có bệnh tiểu đường. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng càng lười vận động trong thời gian dài thì chỉ số “kháng insulin” càng cao.

Theo Giáo sư Guo, “kháng insulin” được định nghĩa là khi tình trạng giảm khả năng đáp ứng của các mô đích với mức độ lưu hành bình thường của insulin, khiến lượng đường trong máu không thể hạ xuống. Đồng thời, liên tục kích thích insulin tiết ra nhiều hơn, dẫn đến các tế bào tiểu đảo tụy quá sức và dẫn đến suy giảm chức năng.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nếu bạn ngồi yên hơn 3 giờ mỗi ngày, nguy cơ gặp phải tôi sẽ tăng từ 45% - 89%. Không tập thể dục cũng có kết quả tương tự, nếu không tập thể dục trong thời gian dài, độ nhạy insulin của cơ thể sẽ giảm, con người sẽ dễ tăng cân hơn. Dưới tác dụng kép, cơ hội người ta gặp được tôi đương nhiên sẽ tăng lên rất nhiều.

Ông nói thêm: “ Đây chính là cơ chế chính và quan trọng nhất trong sự phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 2. Cũng là lý do mà bệnh tiểu đường tuýp 2 thường gặp ở những người ngồi nhiều, làm công việc văn phòng và ít vận động”.

3. Người hay căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực

Xã hội ngày càng phát triển, nhịp sống của chúng ta ngày càng nhanh. Dẫn tới áp lực cuộc sống, công việc, học tập của tất cả chúng ta, nhất là những người trẻ tuổi cũng ngày càng tăng. Khi đối mặt với áp lực từ mọi mặt, chúng ta chắc chắn sẽ đẩy mình vào trạng thái chán nản, cáu kỉnh trong cảm xúc.

Không cần mê đồ ngọt, 4 kiểu người này vẫn chễm chệ nằm trong nhóm bệnh tiểu đường “thích” nhất - Ảnh 2.

Bệnh tiểu đường rất “thích” tấn công những người hay căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực (Ảnh minh họa)

Giáo sư Guo cảnh báo, nếu tâm trạng không tốt kéo dài, não sẽ kích thích cơ thể tiết ra một số hormone gây cản trở quá trình chuyển hóa insulin, dễ gây ra bệnh tiểu đường. Đặc biệt là nếu căng thẳng kéo dài thì nguy cơ tiểu đường sẽ tăng lên đáng kể.

“Bởi căng thẳng đẩy cortisol (hormone gây căng thẳng do tuyến thượng thận tạo ra) lên cao, có thể cản trở các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy, khiến chúng tạo ra ít insulin hơn. Khi insulin ít, cơ thể xử lý glucose (đường) kém hiệu quả, dẫn đến có quá nhiều đường trong máu. Đồng thời, nó có thể phá vỡ thói quen hàng ngày và nhịp sinh học bình thường của cơ thể, gây béo phì, kháng insulin và cuối cùng là bệnh tiểu đường” - ông nói. Chưa kể, căng thẳng hoặc các cảm xúc tiêu cực khác còn dễ gây ra rối loạn ăn uống, tăng cân và béo phì - đây đều là những yếu tố nguy cơ cao của tiểu đường.

4. Người thường xuyên bỏ bữa sáng

Rất ít người biết rằng bỏ bữa sáng làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường. Hầu hết mọi người cho rằng bỏ ăn sáng thường gây hại tới dạ dày và cân nặng. Nhưng theo Giáo sư Guo, những người thường xuyên bỏ ăn sáng, thậm chí ăn sáng quá muộn cũng nằm trong “tầm ngắm” của bệnh tiểu đường.

“Bỏ bữa ăn nào trong ngày cũng không tốt cho cơ thể nhưng bữa sáng được xem là bữa ăn quan trọng nhất trong phòng chống tiểu đường. Các nghiên cứu cho thấy bỏ bữa sáng thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Bởi nhịn bữa sáng và chờ cho đến khi ăn trưa tạo ra một phản ứng dây chuyền gây ảnh hưởng đến lượng insulin và sự kiểm soát lượng đường trong máu” - ông giải thích.

Không cần mê đồ ngọt, 4 kiểu người này vẫn chễm chệ nằm trong nhóm bệnh tiểu đường “thích” nhất - Ảnh 3.

Cách để khỏe mạnh, phòng bệnh tiểu đường là ăn sáng lành mạnh và đúng giờ (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, trên thực tế thì rát nhiều người, nhất là người trẻ tuổi thường xuyên bỏ bữa sáng hoặc ăn sáng qua loa. Có thể là do quá bận rộn, thói quen ngủ nướng, giảm cân tiêu cực hoặc đơn giản là không biết tầm quan trọng của bữa sáng.

Giáo sư Guo khuyên chúng ta nên ăn sáng mỗi ngày, tốt nhất là ăn sáng trước 8 giờ với chế độ ăn đơn giản và cân bằng để kiểm soát cân nặng và lượng đường trong máu. Trứng, trái cây tươi, sữa chua, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt là lựa chọn lý tưởng cho bữa sáng tốt cho sức khỏe, đẩy lùi tiểu đường.

Nguồn và ảnh: QQ, Family Doctor, Health People