Nhiễm liên cầu khuẩn lợn, một người đàn ông bán thịt nguy kịch

Ngày 27/12, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, Hà Nội vừa ghi nhận một nam bệnh nhân làm nghề bán thịt lợn bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn.

Đó là nam bệnh nhân 59 tuổi, ở phường Hà Cầu, quận Hà Đông, làm nghề bán thịt lợn. Một ngày sau khi sốt cao (39-40 độ C), mệt mỏi, yếu nửa người phải, ông đã đến khám tại Bệnh viện Quân y 103. Tại đây, bệnh nhân tỉnh táo nhưng tiếp xúc chậm, cứng gáy, yếu nửa người phải. Kết quả chụp cắt lớp vi tính não của bệnh nhân phát hiện có hình ảnh nhồi máu não vùng nhân bèo phải. Kết quả nuôi cấy dịch não tủy dương tính với Streptococcus suis (vi khuẩn gây bệnh liên cầu khuẩn lợn).

Trước đó, trên địa bàn TP cũng đã ghi nhận 1 bệnh nhân nam (60 tuổi) ở Giáp Ngọ, Chúc Sơn, Chương Mỹ mắc liên cầu khuẩn lợn. Hàng ngày bệnh nhân là người thường xuyên nấu ăn trong gia đình. Trong vòng 14 ngày trước khởi phát bệnh nhân không ăn lòng lợn, tiết canh, không tham gia giết mổ lợn, gia đình không chăn nuôi lợn.

Ngày 2/9, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng sốt cao, đau đầu, đau mỏi toàn thân, không nôn, chưa điều trị gì. Đến 21 giờ ngày 3/9, bệnh nhân kích động, khó tiếp xúc, nằm tư thế cò súng, cứng gáy, được gia đình đưa vào Bệnh viện (BV) Quân y 103, kết quả xét nghiệm dương tính Streptococcus suis (liên cầu khuẩn lợn) ngày 8/9/2022.

Trước đó, trên địa bàn TP cũng đã ghi nhận 1 bệnh nhân nam (60 tuổi) ở Giáp Ngọ, Chúc Sơn, Chương Mỹ mắc liên cầu khuẩn lợn. Hàng ngày bệnh nhân là người thường xuyên nấu ăn trong gia đình. Trong vòng 14 ngày trước khởi phát bệnh nhân không ăn lòng lợn, tiết canh, không tham gia giết mổ lợn, gia đình không chăn nuôi lợn.

Ngày 2/9, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng sốt cao, đau đầu, đau mỏi toàn thân, không nôn, chưa điều trị gì. Đến 21 giờ ngày 3/9, bệnh nhân kích động, khó tiếp xúc, nằm tư thế cò súng, cứng gáy, được gia đình đưa vào Bệnh viện (BV) Quân y 103, kết quả xét nghiệm dương tính Streptococcus suis (liên cầu khuẩn lợn) ngày 8/9/2022.

Không chủ quan với bệnh liên cầu khuẩn lợn - Ảnh 1.

Một bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn lợn điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương.

Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 4 ca mắc liên cầu khuẩn lợn (tăng 3 ca so với cùng kỳ năm 2021).

Đề cập đến vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho hay, năm 2022, bệnh viện ghi nhận rải rác các ca nhiễm liên cầu khuẩn lợn, chủ yếu là thể viêm màng não. Bệnh nhân ở các lứa tuổi khác nhau, đến từ các tỉnh miền Bắc. Bệnh nhân đến viện với biểu hiện sốt cao, đau đầu, nôn, buồn nôn, nặng hơn nữa thì lơ mơ, hôn mê.

Bệnh liên cầu lợn thường có xu hướng tăng lên vào những tháng cuối năm và đầu năm âm lịch. Trong thời gian này, nhiều gia đình mổ lợn để liên hoan tổng kết cuối năm, ăn Tết, có nơi còn có tập tục ăn tiết canh hoặc các sản phẩm tái, sống để gặp may mắn. Người dân thường có quan điểm sai lầm khi cho rằng, lợn do gia đình nuôi, lợn chăn nuôi dân dã, thả rông là lợn sạch, an toàn và có thể ăn tiết canh. Tuy nhiên, thực tế, vi khuẩn liên cầu lợn lưu hành ở quần thể lợn nên kể cả loại tự nuôi vẫn có thể truyền bệnh. Vi khuẩn liên cầu lợn thường cư trú ở vùng họng của lợn, ít gây bệnh cho con vật. Bệnh chỉ phát ra ở những con lợn có sức miễn dịch yếu.

Phòng nhiễm liên cầu khuẩn lợn

Bệnh liên cầu lợn có diễn biến rất nhanh chóng, có thể gây hai thể: thể viêm màng não mủ và thể nhiễm khuẩn huyết, gây sốc nhiễm khuẩn, hôn mê và suy đa tạng. Không chỉ ăn tiết canh, thịt tái sống, nuôi hay tham gia giết mổ mà ngay cả việc tiếp xúc với lợn ốm, lợn chết mà không có phương tiện phòng hộ phù hợp cũng có nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn lợn thông qua các tổn thương, vết trầy xước trên da.

“Do đó, người dân không nên ăn tiết canh, nội tạng lợn và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín…; không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề… Ngoài ra, người dân không được mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn bệnh, chết; cần tiêu hủy lợn bệnh, chết theo đúng quy định. Người có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh liên cầu lợn như: sốt cao đột ngột và có tiền sử chăn nuôi, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời” - bác sĩ Nguyễn Trung Cấp khuyến cáo.

Liên quan đến vấn đề này, TS Nguyễn Khắc Hiếu - Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, tại Khoa, mỗi năm đều tiếp nhận và xử lý phẫu thuật nhiều ca ký sinh trùng hệ thần kinh Trung ương trong đó có nang sán ở tủy sống. Bệnh lý ký sinh trùng là một bệnh có thể chữa khỏi, tuy nhiên nếu tổn thương ở các vị trí quan trọng của thần kinh Trung ương như não, tủy sống sẽ dẫn đến những tổn thương thần kinh nặng nề, chẩn đoán khó khăn, được điều trị cơ bản cũng khó hồi phục được hoàn toàn.

“Do đó, người dân cần giữ vệ sinh tay chân, hạn chế thói quen ăn sống, ăn gỏi. Đây là con đường đưa mầm bệnh ký sinh trùng vào trong cơ thể. Khi có biểu hiện triệu chứng, cũng cần được thăm khám điều trị sớm bởi các bác sĩ chuyên khoa về truyền nhiễm, thần kinh nếu có nghi ngờ” - TS Nguyễn Khắc Hiếu khuyến cáo.

Theo Bộ Y tế, bệnh liên cầu khuẩn lợn do Streptococcus Suis (S.suis) gây nên. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là viêm màng não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Những người bị bệnh nặng có thể tử vong do độc tố vi khuẩn gây sốc nhiễm khuẩn, viêm nội tâm mạc, suy đa phủ tạng, nhiễm khuẩn huyết... Bệnh diễn biến nhanh, tỷ lệ tử vong có thể lên tới 7%.

Để phòng nhiễm liên cầu khuẩn lợn, Bộ Y tế khuyến cáo, người dân không nên ăn tiết canh, nội tạng lợn, và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín (lòng, tim, gan, thận chần tái, thịt tái, nem chua, nem chạo…); không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề… Ngoài ra, người dân không được mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn bệnh, lợn chết; tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy định.