Ngày nay, có nhiều lý do khiến cho các cặp đôi vợ chồng quyết định chọn lựa việc không sinh con. Cũng càng lúc càng có nhiều "cái cớ" để những người phụ nữ còn độc thân trì hoãn việc lấy chồng, vì họ sợ, sợ mình chưa thể làm tròn trách nhiệm của một người mẹ.
Hai tiếng "làm mẹ" thiêng liêng, nhưng đầy gai góc và thách thức. Trời sinh voi nhưng người phải tự đi tìm cỏ, mức sống ngày càng cao, đặc biệt là ở vùng đô thị; chuyện môi trường, điều kiện ăn học, dinh dưỡng và hàng tá những khoản phí không tên qua thời gian cứ ngày càng phình to lên. Đồng nghĩa, vai trò, trách nhiệm đặt lên vai người phụ nữ lại càng trở nên nặng nề.
Đón một đứa bé đến với cuộc đời, không chỉ việc hoàn thành công tác tư tưởng cùng thể chất là đủ. Nhiêu đó thôi cũng là một trong những nguyên nhân tối trọng dẫn đến cớ sự "sợ đẻ", không muốn đẻ và lười đẻ.
Câu chuyện dưới đây là một minh chứng điển hình.
"Sinh con trong thời điểm này là sai lầm!"
Tôi năm nay 28 tuổi, vừa kết hôn được 2 năm, cả hai vợ chồng đều đang sống dựa vào nguồn thu nhập là bán hàng online. Số tiền hàng tháng kiếm được không đều, nhiều thì được 20 triệu, ít thì được 15 triệu và cũng dư dả được chút ít. Nói qua về các khoản chi tiêu của chúng tôi: 4 triệu tiền thuê nhà và điện nước sinh hoạt, chi phí ăn uống 4 triệu, còn lại là các khoản khác. Chúng tôi đã cố gắng gom góp tiết kiệm và để ra một khoản dành riêng cho việc có con.
Thế nhưng kế hoạch chưa kịp thực hiện thì đại dịch Covid-19 ập đến, mọi thứ theo đó mà đảo lộn hoàn toàn. Công việc kinh doanh online không còn đắt khách như trước vì nhiều lý do; cả từ khách và cả từ những đơn vị vận chuyển. Chồng cũng chẳng kiếm được nhiều hơn. Khoản tiền mỗi tháng ngày càng vơi dần đi và cuối cùng, số tiền để dành cho việc có con cũng bị sờ tới.
"Hay là đang lúc không làm gì này, đẻ luôn?" - chúng tôi từng có suy nghĩ như vậy, trước áp lực của tuổi tác và cả mong mỏi của gia đình hai bên.
Thế nhưng, kinh tế giảm sút, tiền đâu mà chăm con?
Đã bao đêm 2 vợ chồng nằm suy nghĩ và đắn đo vì bản thân cũng không còn quá trẻ để kéo dài thêm thời gian nữa. Đúng vậy, cứ đẻ đi rồi sẽ nuôi được, trời sinh voi sinh cỏ, đâu ai đói mà đúng không?
Nhưng với suy nghĩ đó của tôi, không thấy sự đồng thuận hoàn toàn từ chồng.
Chúng tôi toan tính: Chỉ tốn một khoản cho việc đẻ và không quá nhiều khi con còn bé. Tôi ở nhà kinh doanh online nên sẽ có thời gian trông con mà không cần người giúp việc. Chồng thì tìm công việc ổn định, đỡ bấp bênh, có đồng ra đồng vào phụ đỡ, cả nhà vì nhau mà cố gắng, mọi sự rồi sẽ tốt thôi.
Tôi đem suy nghĩ ấy bàn với bạn bè. Nhưng trái với những gì tôi nghĩ, bạn cho rằng đó là suy nghĩ ngớ ngẩn.
"Có dư tiền không mà đòi đẻ con? Dẹp ý định đó đi nếu không muốn đứa bé phải khổ sở" - Lời phản hồi không mong muốn nhận được nhất được vứt vào mặt tôi không thương tiếc.
Tao vừa mới đẻ xong, gia đình tháng nào cũng dư ra chục triệu mà còn sống dở chết dở đây. Chửa đẻ thì đơn giản nhưng nuôi mới khó mày ạ, đã tưởng tượng trước mà giờ mới biết có chuẩn bị bao nhiêu thì vẫn chẳng đủ, dịch vừa rồi cái gì cũng tăng giá, bỉm sữa cho con đã ngốn gần hết rồi. Mày có nghĩ đến tiền tiêm phòng, rồi nhỡ con ốm đau bệnh nặng thì sao? Đã nghĩ thông chưa mà đòi đẻ con lúc này?
Qua rồi cái thời "trời sinh trời nuôi", không có tiền thì chỉ có khổ cả nhà".
Nói rồi nó bỏ đi để lại cho tôi ngổn ngang với hàng tá câu hỏi trong đầu. Mới hôm qua tôi còn nghĩ dù có ra sao chỉ cần cả nhà có nhau và tôi có con, nhưng giờ mọi thứ lại trở nên hỗn loạn, mông lung. Tôi tự hỏi mình phải làm sao khi muốn có con nhưng lại không chắc chắn có thể đem lại cho nó một cuộc sống đầy đủ?
Làm mẹ khó khăn đến vậy sao?
Hai chữ "làm mẹ" không gói gọn trong việc sinh một đứa trẻ và nuôi dưỡng nó. Đây có thể coi là một cụm từ bao hàm rất nhiều ý nghĩa lớp lang: chăm sóc con, quản lý gia đình, nấu ăn, dạy dỗ trẻ, tay hòm chìa khóa, cùng vô vàn điều phải biết, phải học một khi được "sắc phong" danh hiệu mỹ miều này.
Ngoài những băn khoăn về việc chăm sóc và nuôi dạy con cái, tài chính là một trong số những vấn đề gây áp lực với mọi gia đình. Giống như trong trường hợp của người phụ nữ trên, phải làm sao với ngàn nỗi lo xoay quanh chuyện tài chính khi có con cái?
Không chỉ thế, 2 năm gần đây, khi dịch bệnh bùng phát toàn cầu, đem đến nhiều khó khăn trên thế giới, hành trình "làm mẹ" càng trở nên khó khăn bội phần. Nhìn thấy con khôn lớn từng ngày là niềm hạnh phúc vô bờ bến đối với những người làm cha, làm mẹ, nhưng nỗi lo lắng muốn con được sống đầy đủ, trọn vẹn cũng không ngừng làm họ day dứt.
Sinh con ra nhưng không được làm con khổ. Từ việc lựa chọn đi sinh ở bệnh viện nào, loại bỉm, hãng sữa nào tốt nhất cho con, đồ dùng nào cho bé sẽ an toàn, và quan trọng nhất là tất cả các lựa chọn đều phải phù hợp với tình hình kinh tế. Đại dịch vẫn chưa hoàn toàn lắng xuống, giá cả ngày một tăng cao, thu nhập bị ảnh hưởng khiến các bậc phụ huynh không khỏi đau đầu về nguồn ngân sách dành riêng cho bé.
Mẹ à! Đừng đứng một mình, có aFamilyst đây rồi!
Không chỉ người mẹ trẻ trên, hàng ngày ban biên tập Mẹ và Bé aFamily nhận được rất nhiều thư của các mẹ gửi đến tâm sự về vấn đề tài chính khi nuôi con. Cũng làm mẹ, hơn ai hết chúng tôi thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc với nỗi trăn trở này để từ đó quyết tâm phải làm gì đó để giải quyết bài toán khó này cùng các mẹ, và aFamilyst được thực hiện.
aFamilyst là Bảng xếp hạng các sản phẩm tiêu dùng, sẽ cùng mẹ đồng hành trong suốt quá trình chăm sóc gia đình. Và "toàn diện trong tầm giá" là tinh thần aFamilyst muốn hướng đến, mang tới cho phụ nữ, những người mẹ một cái nhìn mới mẻ hơn về thị trường, để việc chi tiêu trở nên hiệu quả và sự lựa chọn của các chị em không chỉ dừng lại ở đúng - mà còn là hoàn hảo. Từ đó, hành trình làm mẹ cũng bớt đi nhiều áp lực.
Hơn cả một bảng xếp hạng tiêu dùng thông thường chỉ liệt kê các mặt hàng sản phẩm, aFamilyst còn là "kim chỉ nam" giúp các mẹ tự tin, thoải mái hơn trong việc nuôi con. Từ đó, việc chăm sóc con nhỏ không còn là gánh nặng mà trở thành niềm vui, sự hạnh phúc và hãnh diện về thiên chức thiêng liêng. aFamilyst hướng tới các ngành hàng như bỉm, sữa, quần áo, sản phẩm dành cho mẹ bỉm và em bé... và tất cả những gì phụ nữ chúng mình cần cho việc "làm mẹ".
Những thông tin cùng các hoạt động bên lề đầy thú vị của chương trình aFamilyst sẽ được chúng tôi bật mí trong thời gian sắp tới.
Hãy cùng đón chờ chương trình đặc biệt của năm 2021 do aFamily tổ chức và cùng chúng tôi đồng hành với phụ nữ Việt Nam, tôn vinh và trân trọng từng suy nghĩ, tiếng nói của một nửa thế giới để mọi căn nhà đều ngập tràn tiếng cười vui, vì một cộng đồng hạnh phúc và phát triển.