MC nổi tiếng Wang Chengwen (Trung Quốc) thời gian gần đây bất ngờ chia sẻ tình trạng bệnh khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Nữ MC tiết lộ bản thân không chỉ tái phát căn bệnh là loét dạ dày, dạ dày được phát hiện đã thủng 3 "lỗ" mà còn phát triển thành polyp dạ dày. Điều khiến cô không khỏi ngạc nhiên là vì bình thường cô vốn giữ thói quen ăn uống lành mạnh và luôn có ý thức giữ gìn tốt sức khỏe.
Cô tiết lộ: "Cả tuần tôi đã có hiện tượng đau bụng, đau đến mức không thể duỗi thẳng thắt lưng. Dù nằm nghỉ ngơi tại nhà, uống thuốc cũng không cải thiện được tình trạng loét dạ dày".
Sau khi cô tiến hành nội soi dạ dày đã phát hiện bản thân không chỉ có vết loét mà còn xuất hiện polyp dạ dày. May mắn, polyp dạ dày của cô là lành tính và đã được cắt bỏ bằng phương pháp mổ nội soi.
Wang Zhengwen cho biết, nguyên nhân của việc này là bởi khi còn trẻ, cô đã thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau. Hiện tại, dù cô không ăn đồ cay nóng, uống rượu bia, hút thuốc hay sử dụng đồ nhiều dầu mỡ, duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh nhưng vẫn gặp phải các vấn đề về dạ dày.
Polyp dạ dày có thể phát triển thành ung thư?
Hầu hết polyp dạ dày đều là lành tính và thường không cần điều trị đặc biệt. Trên thực tế, việc polyp dạ dày hình thành thường không có triệu chứng hay cảm giác nào. Bệnh nhân chỉ vô tình phát hiện ra khi nội soi.
Ngoài di truyền gia đình, có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến thể chất và các nguyên nhân khác, chẳng hạn những người đã dùng thuốc kháng axit mạnh trong hơn một năm (như bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản)...
Vì khả năng tiến triển thành bệnh ung thư là rất thấp nên trừ khi nguyên nhân là do di truyền thì không cần thiết người bệnh phải theo dõi hàng năm và chỉ nên nội soi dạ dày 3 đến 5 năm một lần.
Có 3 loại polyp dạ dày cơ bản gồm:
Polyp tăng sản: Đa số là do viêm dạ dày mãn tính do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Chính vì vậy, việc điều trị diệt khuẩn HP là phương pháp cơ bản. Khả năng polyp này trở thành ung thư là dưới 1%.
Polyp u tuyến hình thành từ nguyên nhân chủ yếu là do viêm dạ dày teo, gây ra bởi vi khuẩn Helicobacter pylori. Hoặc sau khi viêm dạ dày lặp đi lặp lại, một phần tế bào niêm mạc dạ dày bị teo và biến thành tế bào ruột.
Các loại polyp dạ dày khác nhau có "tiêu chuẩn" cắt bỏ khác nhau. Cụ thể:
Polyp tuyến đáy vị chỉ nên cắt bỏ khi có vết loét cùng lúc hoặc polyp vượt quá 1cm.
Polyp tăng sản mặc dù khả năng mắc ung thư tương đối thấp nhưng nguy cơ sẽ tăng cao nếu polyp lớn hơn 2cm. Tùy theo vị trí phát triển mà có thể cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn. Nếu polyp lớn hơn 2cm hoặc có khối u xu hướng chảy máu thì nên tiến hành phẫu thuật cắt bỏ.
Polyp u tuyến là tiền thân của ung thư nên khi phát hiện nên cắt bỏ, điều trị tiêu diệt Helicobacter pylori và thực hiện nội soi dạ dày hàng năm để theo dõi tình trạng sức khỏe.
Làm thế nào để ngăn ngừa polyp dạ dày?
Vì polyp tăng sản và polyp u tuyến có khả năng phát triển thành ung thư. Chính vì vậy, việc ngăn ngừa sự hình thành của polyp dạ dày vẫn là điều cần thiết.
Trước tiên cần xác nhận có bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori hay không. Nếu bị nhiễm Helicobacter pylori, nên điều trị bằng thuốc càng sớm càng tốt theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh hình thành polyp dạ dày.
Đồng thời, có thể ngăn ngừa nhiễm trùng Helicobacter pylori một cách hiệu quả bằng cách rửa tay cẩn thận sau khi đi vệ sinh, tiêu thụ ít thực phẩm sống và chú ý đến vệ sinh thực phẩm.
Ngoài ra, do nguyên nhân gây polyp tuyến đáy liên quan đến việc dùng thuốc kháng axit mạnh nên chỉ cần giảm lượng thuốc đó thì polyp sẽ dần thu nhỏ lại. Tốt nhất nên trao đổi với bác sĩ để tìm được phương án điều trị hiệu quả nhất.
Nguồn: edh.tw