Không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng

Tại buổi giao ban, Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội Vũ Đăng Định cho biết, có 12 nguyên nhân tác động chính khiến tình trạng ô nhiễm không khí tăng cao.

Trong đó, khí xả thải từ phương tiện giao thông; tình trạng đun bếp củi, than tổ ong còn tiếp diễn; vật liệu quản lý phá dỡ các công trình xây dựng, quá trình phá dỡ, vận chuyển chưa kiểm soát; mùi hôi thối rác thải chưa xử lý được; đốt rơm rạ còn nhiều; thu gom rác thải, bùn thải chưa được xử lý; khói bụi từ các khu vực sản xuất vùng lân cận và tình trạng chuyển mùa khiến tình trạng ô nhiễm không khí trên địa bàn trở nên trầm trọng hơn.

Clip những cột khói từ các nhà máy trên đường Nguyễn Trãi

Đặc biệt, thành phố đã có kế hoạch đến ngày 31/12/2020 sẽ vận động người dân không đốt than tổ ong trên địa bàn.

Ngoài những vấn đề được đề cập trên, nhiều người dân trên đường Nguyễn Trãi cho biết, TP chưa nêu ra một số hiện tượng mà bằng cảm quan cũng có thể nhận thấy trong khoảng chưa đầy 1 cây số ở khu vực này đã có hàng chục chiếc ống khói to, nhỏ từ các công ty Cao su Sao vàng, Công ty CP Xà phòng Hà Nội và Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long (thường được gọi là Cao - Xà - Lá).

Ông Trần Văn Thuận – người dân khu vực cho hay: "Không cần phải thử nghiệm hoặc bàn tán nhiều làm gì, bất cứ ai đi qua con đường này đều thấy ngay mùi thuốc lá, xà phòng và mùi khét xộc mũi. Trong khi đó, chúng tôi định cư ở đây từ nhiều đời thì phải chung số phận".

Còn ông Linh ở ngõ 235 Nguyễn Trãi chia sẻ: "Lên trên tầng nhìn xa là ống khói, giữa cũng có và cận kề gần nhà là ống khói khổng lồ, thi thoảng lại bốc lên um tùm".

Những cột khói trên đường Nguyễn Trãi

Những cột khói trên đường Nguyễn Trãi

Theo ghi nhận mới đây nhất của PV, tại một tòa nhà trên đường Nguyễn Trãi nhìn từ trên cao có thể đếm được gần chục chiếc ống khói với các hình thức và kích cỡ khác nhau. Đáng chú ý, giáp với ngõ 235 Nguyễn Trãi, người dân có thể chứng kiến cột khói từ nhà máy thuốc lá Thăng Long với chiều cao hàng chục mét, đường kính khá lớn.

Một người dân khu vực khẳng định, cột khói này gần như 24/24 đều tỏa ra đám khói, nếu tập trung nhìn vào sẽ cảm thấy hoa mắt. Thi thoảng cột này phát ra một đám khói đen rất lớn, từ xa cũng có thể nhìn thấy.

Còn phía xa trong khu vực là một số cột khói tuy nhỏ hơn nhưng đều đặn phát ra đám khói màu trắng, xung quanh còn có rất nhiều ống khói nhỏ hơn cũng tương tự.

Một số hình ảnh liên quan:  

Không khí Hà Nội mịt mù: Những ống khói chọc trời trong lòng Thủ đô - Ảnh 3.

Thi thoảng xuất hiện đám khói đen từ cột này

Không khí Hà Nội mịt mù: Những ống khói chọc trời trong lòng Thủ đô - Ảnh 4.

2 ống khói ở phía xa

2 ống khói ở phía xa

Không khí Hà Nội mịt mù: Những ống khói chọc trời trong lòng Thủ đô - Ảnh 6.

Không khí Hà Nội mịt mù: Những ống khói chọc trời trong lòng Thủ đô - Ảnh 7.

Không khí Hà Nội mịt mù: Những ống khói chọc trời trong lòng Thủ đô - Ảnh 8.

Không khí Hà Nội mịt mù: Những ống khói chọc trời trong lòng Thủ đô - Ảnh 9.

Không khí Hà Nội mịt mù: Những ống khói chọc trời trong lòng Thủ đô - Ảnh 10.

Không khí Hà Nội mịt mù: Những ống khói chọc trời trong lòng Thủ đô - Ảnh 11.

Không khí Hà Nội mịt mù: Những ống khói chọc trời trong lòng Thủ đô - Ảnh 12.

Những ống khói loại nhỏ trên các mái nhà xưởng

Không khí Hà Nội mịt mù: Những ống khói chọc trời trong lòng Thủ đô - Ảnh 13.

Không khí Hà Nội mịt mù: Những ống khói chọc trời trong lòng Thủ đô - Ảnh 14.

Không khí Hà Nội mịt mù: Những ống khói chọc trời trong lòng Thủ đô - Ảnh 15.

Ít nhất 5 ống khói chỉ trong khoảng vài trăm mét vuông

Trước đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã có Báo cáo chính thức về chất lượng không khí Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trong tháng 9/2019. Báo cáo nêu rõ, liên tục nhiều ngày, có những thời điểm chỉ số chất lượng không khí AQI của Hà Nội ở mức kém. Tại TP Hồ Chí Minh cũng xuất hiện hiện tượng sương mù quang hoá gây cản trở tầm nhìn.

Việc gia tăng mức độ ô nhiễm và hiện tượng sương mù quang hoá đã gây những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ cộng đồng.

Tuy nhiên, Tổng cục Môi trường nhận định, đây là hiện tượng thường gặp trong thời gian này do đây là giai đoạn giao mùa, chất lượng không khí chịu tác động rất nhiều của các yếu tố thời tiết kết hợp với các nguồn gây ô nhiễm.

Xu hướng biến động của PM10 và PM2.5 tại các thành phố phía Bắc, trong đó có Hà Nội phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu. Theo nhận định sơ bộ của Bộ Tài nguyên và Môi trường nguyên nhân PM2.5 tăng cao do đây là thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi, khối không khí lạnh từ phía Bắc khuếch tán xuống phía Nam tạo nên dãy hội tụ nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh gây hiện tượng nghịch nhiệt làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí.

Sáng sớm, là khoảng thời gian gió lặng nên khả năng phát tán các chất ô nhiễm thấp. Khi có ánh sáng mặt trời đốt nóng lớp không khí gần mặt đất, không còn hiện tượng nghịch nhiệt, bụi PM2.5 được phát tán, chất lượng không khí được cải thiện hơn. Bên cạnh đó, những ngày này, hoạt động đốt rơm rạ trong mùa thu hoạch ở khu vực ngoại thành cũng góp phần làm gia tăng nồng độ bụi PM2.5 trong không khí.