Hiện nay, có rất nhiều phương pháp tránh thai an toàn cho các chị em, và một biện pháp được khá nhiều người áp dụng đó là đặt vòng tránh thai. Vòng tránh thai là dụng cụ được đặt vào tử cung với tác dụng ngăn không cho trứng làm tổ ở niêm mạc tử cung, đồng thời cũng cản trở quá trình thụ tinh. Vậy, cần phải lưu ý những gì khi áp dụng biện pháp này?
Đặt vòng tránh thai có đau không?
Thông thường, quy trình đặt vòng diễn ra khá nhanh, mất khoảng 15 phút đơn giản, nhẹ nhàng. Kinh nghiệm của nhiều chị em cho thấy, sẽ có cảm giác hơi nhói một chút, tuy nhiên sẽ ít hơn và chấm dứt sau khi kết thúc.
Tốt nhất, các chị em nên thăm khám đầy đủ, chẩn đoán các nguy cơ có thể xảy ra, sau đó tìm đến các cơ sở uy tín. Cũng tương tự như lúc đặt vòng, tháo vòng tránh thai cũng chỉ gây ra cảm giác đau nhẹ như lúc đặt vòng và quá trình tháo vòng cũng khá đơn giản, diễn ra nhanh chóng.
Nếu các chị em đang muốn đặt vòng hay tháo vòng tránh thai nhưng vẫn lo sợ về cơn đau thì có thể trao đổi cùng bác sĩ để tìm ra được giải pháp giảm đau phù hợp.
Những ai không được đặt vòng tránh thai
Việc đặt vòng không phải phù hợp với tất cả mọi người. Đặc biệt với 6 trường hợp dưới đây, chị em không nên áp dụng biện pháp này, và hãy nghe theo chỉ định của bác sĩ để tìm ra phương pháp khác thích hợp hơn.
- Chị em đang có thai hoặc nghi ngờ có thai thì không nên đặt vòng.
- Những người đang bị viêm nhiễm vùng chậu hoặc mắc các bệnh lây nhiễm được chẩn đoán trong vòng 3 tháng đổ lại.
- Đang nhiễm bệnh lý ác tính liên quan tới tử cung.
- Dị tật bẩm sinh ở tử cung hay u xơ làm biến dạng lòng tử cung.
- Xuất huyết đường sinh dục bất thường chưa được chẩn đoán và điều trị.
- Ngay sau hút thai hoặc trong các trường hợp có thương tổn nặng chưa lành, chưa kiểm soát được băng huyết và thiếu máu cấp tính.
Với những trường hợp trên, nếu không được thăm khám kỹ thì việc đặt vòng tránh thai có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Nên đặt vòng tránh thai khi nào
Để vòng tránh thai phát huy tối đa hiệu quả thì thời điểm được các bác sĩ khuyên chị em nên áp dụng biện pháp này là sau khi sạch kinh. Với các mẹ sinh thường thì vòng tránh thai thường được đặt sau 6 tuần. Còn với các mẹ sinh mổ thì nên đặt que muộn hơn, tốt nhất là từ 3 tháng trở lên, lý do là bởi tử cung của sản phụ sinh mổ cần nhiều thời gian hơn để lành lại.
Đặc biệt, với các chị em đã từng hút thai, có can thiệp phẫu thuật hoặc sau sảy thai thì nên đợi kinh nguyệt trở lại đều đặn rồi mới đặt vòng tránh thai.
Các lưu ý khi đặt vòng tránh thai
Có một sự thật là không phải chị em nào cũng hợp với vòng tránh thai, bởi có những người sau khi cấy que đã bị đau bụng dữ dội, đau lưng, thậm chí là ra rất nhiều máu. Bên cạnh đó, nếu trong thời gian sử dụng biện pháp này, chị em bị viêm nhiễm đường sinh dục thì viêm nhiễm có thể theo vòng lan lên trên, gây viêm lan rộng và có thể dẫn đến chửa ngoài tử cung.
Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn sức khỏe, phụ nữ cần được khám phụ khoa trước, trong và sau quá trình đặt vòng tránh thai để có thể phát hiện kịp thời các biến chứng không mong muốn. Ngoài ra, trong thời gian cấy que, nếu thấy có triệu chứng viêm nhiễm như dịch âm đạo vàng, xanh, ra nhiều, mùi hôi khó chịu, âm hộ ngứa ngáy thì chị em nên đi khám ngay để được chữa trị.
Trước khi đặt vòng tránh thai cần cân nhắc và được bác sĩ tư vấn những ưu nhược điểm của đặt vòng tránh hoang mang, lo sợ. Khi bị đau bụng chị em có thể dùng túi nước ấm đặt lên bụng để giảm đau và giúp máu lưu thông tốt hơn.
Chị em nên kiểm tra vòng tránh thai theo chu kỳ để tránh trường hợp vòng tránh thai bị lệch dẫn đến có thai, hoặc gây ra nhiều tình trạng như đau bụng âm ỉ, xuất huyết bất thường. Sau khi đặt vòng, cần nằm yên trong khoảng 1 tiếng, nghỉ ngơi tối thiểu 2 ngày và không làm việc nặng trong 1 tuần. Sau 2 tuần mới nên làm "chuyện đó" trở lại.
Lưu ý nên đi khám ngay nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào để đảm bảo sức khỏe các chị em nhé!