Một số phụ nữ thừa nhận rằng, bản thân họ không sợ việc sinh con, nhưng quá trình mang bầu lại khiến họ rất lo lắng. Bởi lúc này, họ như biến thành một người hoàn toàn khác, có thể nói bao nhiêu cái xấu đều hội tụ lại, từ mụn nổi chi chít trên mặt và lưng cho đến tăng cân không kiểm soát, chân phù, rạn da… Nhan sắc tụt dốc không phanh, khiến nhiều chị em còn không dám soi gương.

Tiểu Phàm cũng như bao phụ nữ khác, trải qua quá trình mang thai và sinh con vô cùng khó nhọc. Sắc vóc của cô cũng không còn đẹp như thời con gái. Là một người yêu thích cái đẹp, cô không thể chịu nổi khi nhìn thấy bản thân thay đổi 180 độ khi soi gương. Vậy nên, kể từ lúc mang thai, cô đã loại bỏ tất cả gương trong nhà.

Tiểu Phàm tưởng rằng, sau khi sinh con xong, vấn đề rạn da của mình sẽ được cải thiện, nhưng cô không ngờ rằng tình trạng nặng tới mức khiến bản thân không thể tin vào mắt mình. Không cần nhìn, chỉ chạm vào vùng da bụng, cô đã cảm thấy đống mỡ bèo nhèo cùng với những đường vân nứt toác rõ ràng trên bụng. Cô nghĩ bản thân mình nhìn còn thấy kinh khủng, huống hồ nếu để chồng nhìn thấy có lẽ sẽ sợ hãi mà bỏ chạy.

Không phải ai cũng đều bị rạn da khi mang bầu, nhưng 4 kiểu phụ nữ này cần đặc biệt chú ý và có thể tránh được - Ảnh 1.

Tiểu Phàm tưởng rằng, sau khi sinh con xong, vấn đề rạn da của mình sẽ được cải thiện. (Ảnh minh họa)

Trước kia cô còn tự an ủi bản thân mình rằng, khi tăng vài chục ký lúc mang thai chắc chắn da sẽ giãn ra đáng kể, chỉ cần sinh con xong, bụng người mẹ sẽ co lại, nếu tập thể dục thêm chắc chắn sẽ quay về vóc dáng cũ nhanh thôi.

Tuy nhiên, thực tế như "vả" vào mặt Tiểu Phàm, bởi cô sinh con xong vài tháng mà bụng chẳng thể nhỏ đi được vài cm nào. Mặc dù cô cũng chăm chỉ bôi các loại thuốc, kem chống rạn da nhưng vẫn không cải thiện. Đứng trước gương bây giờ, cô chỉ nhìn thấy một bà mẹ bỉm sữa bụng bèo nhèo mỡ, rạn da chi chít. Cô than trời không biết làm sao để cải thiện tình trạng của mình.

Khác với Tiểu Phàm, một người bạn của cô cũng mang thai và sinh con nhưng không hề bị rạn da. Khi tìm hiểu nguyên nhân, cô nhận ra có 3 yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề rạn da khi phụ nữ mang thai.

1. Người mang thai lần đầu hơn 35 tuổi

Khi bị nữ càng lớn tuổi, độ đàn hồi của làn da không còn tốt như trước nữa. Khi ở tháng thứ 5 và thứ 6, đây là lúc thai khi bước vào thời kỳ phát triển rất nhanh, bụng của phụ nữ to ra nhiều. Hormone tăng đột biến khi mang thai cũng có thể làm suy yếu cấu trúc da và gây rạn da.

Khi da bị kéo căng trong thời gian ngắn, collagen bị thiếu hụt, các vết rạn xuất hiện, độ đàn hồi giảm sút, khiến da khó mà phục hồi lại như cũ. Lúc này, các đường vân màu tím đỏ xuất hiện, đó là dấu hiệu rạn da điển hình.

Bà bầu càng lớn tuổi thì cấu trúc da càng kém, khi bị kéo căng sẽ khó hồi phục, vết rạn da dễ hình thành.

2. Người ăn uống vô tội vạ, lười vận động

Khi mang thai, nhiều chị em trở nên rất thèm ăn, không kiểm soát được số lượng bữa ăn của mình mỗi ngày, dẫn tới tình trạng dư thừa dinh dưỡng. Vậy nên, việc kiểm soát cân nặng khi mang thai rất quan trọng, không quá béo cũng không quá gầy. Nếu gầy quá có thể khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng, nhưng quá béo lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ lẫn con.

Không phải ai cũng đều bị rạn da khi mang bầu, nhưng 4 kiểu phụ nữ này cần đặc biệt chú ý và có thể tránh được - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Có một số mẹ bầu, từ lúc mang thai đến khi sinh con ra tăng tới 20-30kg, điều đó thực sự rất đáng sợ. Phần lớn những mẹ bầu tăng cân không kiểm soát đều có chung tình trạng bị rạn da.

Trong quá trình mang thai, việc vận động là điều vô cùng cần thiết. Mẹ bầu chỉ nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng để vận động cơ thể, chỉ cần đi bộ cũng giúp tiêu mỡ thừa, hạn chế tình trạng da bị chảy xệ và rạn, hơn nữa còn giúp việc sinh nở diễn ra dễ dàng hơn.

3. Người thuộc tuýp da khô

Da khô thiếu chất dinh dưỡng sẽ khiến cho độ đàn hồi của làn da suy giảm. Đặc biệt, khi tăng cân, da mất đi độ dẻo dai, rất dễ nứt nẻ, phù nề, rạn da. Nếu người có cơ địa da khô, không chịu uống nhiều nước để bổ sung độ ẩm, ngoài bị rạn da còn có triệu chứng khô ngứa, nổi mụn.

4. Người có cơ địa dễ để lại sẹo, khả năng phục hồi da kém

Những kiểu người dễ bị sẹo cho dù là bị một chấn thương nhỏ ngoài da, thì khi mang thai việc bị rạn da gần như là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Hơn nữa, người có kiểu da này dễ truyền sang con cái.

Nếu phụ nữ có khả năng phục hồi da kém, họ cũng dễ bị rạn da khi mang thai. Nhìn chung khả năng phục hồi của da liên quan nhiều đến di truyền.

Nguồn: Kknews, Sina