Không phải Elon Musk, đây mới là tỷ phú lập dị nhất thế giới: Giàu thứ 8 hành tinh nhưng sống như người nghèo, không dám mua quần áo mới và không cho con cháu thừa kế - Ảnh 1.

Nhắc đến lĩnh vực nội thất, một trong những thương hiệu có tầm ảnh hưởng nhất toàn cầu trong thế kỷ qua là IKEA đến từ Thụy Điển. IKEA đã cách mạng hóa phong cách thiết kế và đứng đầu trong mảng phân phối đồ nội thất giá cả phải chăng. Người sáng lập nên thương hiệu này là ông trùm kinh doanh người Thụy Điển Ingvar Kamprad (1926 - 2018).

Không phải Elon Musk, đây mới là tỷ phú lập dị nhất thế giới: Giàu thứ 8 hành tinh nhưng sống như người nghèo, không dám mua quần áo mới và không cho con cháu thừa kế - Ảnh 2.

Ingvar Kamprad đã thành lập chuỗi cửa hàng đồ nội thất và đồ gia dụng đa quốc gia từ năm 1943. Ông dành cả cuộc đời để biến IKEA thành công ty toàn cầu và bản thân ông trở thành tỷ phú tự thân. Theo Bloomberg, vào thời điểm qua đời, Kamprad là người giàu thứ 8 trên thế giới với tài sản ước tính 58,7 tỷ USD.

Tỷ phú siêu tiết kiệm

Bất chấp sự giàu có của mình, ông trùm kinh doanh nổi tiếng với thói quen tiết kiệm, thậm chí còn tiết kiệm hơn nhiều người bình thường.

Trong suốt hai thập kỷ, Kamprad đã lái chiếc Volvo 240 GL đời 1993.Ông chỉ từ bỏ chiếc xe bình dân này khi có người thuyết phục rằng nó đã quá cũ đến mức không bảo đảm an toàn. Ban đầu, chiếc xe trị giá khoảng 22.000 USD, nhưng vào thời điểm tỷ phú bán đi thì chỉ còn vài nghìn USD.

Nhà sáng lập IKEA cũng không ngần ngại chia sẻ mình chỉ mặc quần áo mua ở chợ trời. Tỷ phú tự thân này đã lớn lên ở Smaland, một thị trấn nhỏ ở miền Nam Thụy Điển trong hoàn cảnh không dư dả. Đó là một phần lý do ông đã hình thành thói quen tiết kiệm từ nhỏ. Ông chia sẻ: “Bản tính của người Smaland là tiết kiệm”.

Không phải Elon Musk, đây mới là tỷ phú lập dị nhất thế giới: Giàu thứ 8 hành tinh nhưng sống như người nghèo, không dám mua quần áo mới và không cho con cháu thừa kế - Ảnh 3.

Dù sở hữu hàng chục tỷ USD, có thể tiêu xài không cần lo nghĩ nhưng Ingvar Kamprad có những nguyên tắc chi tiêu rất khắt khe. Ông từng kể về việc mình phải trả khoảng 27 USD (22 euro) cho một lần cắt tóc ở Hà Lan vào năm 2008 và cho rằng đây là một mức giá quá cao so với ngân sách cắt tóc thông thường.

“Thông thường, tôi cố gắng tranh thủ cắt tóc khi đang ở một nước đang phát triển” , ông nói.

Trong suốt cuộc đời của mình, người sáng lập công ty nội thất khổng lồ IKEA không bao giờ đi máy bay hạng thương gia hay hạng nhất. Kamprad luôn bay hạng phổ thông và ở những khách sạn bình dân khi đi du lịch.

Những thói quen này không chỉ thể hiện nguyên lý cá nhân của Kamprad đối với chủ nghĩa tiêu dùng mà còn được coi là hình mẫu cho nhân viên của ông.

“Các chuyến bay, khách sạn và bữa ăn giá rẻ của ông ấy một phần được coi là hình mẫu cho các giám đốc điều hành của công ty, những người được kỳ vọng sẽ làm theo, coi việc làm tại IKEA như một cam kết của cuộc đời” , tờ New York Times đưa tin.

Năm 1976, Kamprad viết và phân phát “Bản di chúc của một đại lý nội thất”, một cuốn sách nhỏ hướng dẫn mà các nhân viên IKEA vẫn tuân theo cho đến ngày nay. Trong đó, ông trình bày chi tiết triết lý tiết kiệm của mình, nói rằng “lãng phí tài nguyên là một tội lỗi lớn ở IKEA”.

Không phải Elon Musk, đây mới là tỷ phú lập dị nhất thế giới: Giàu thứ 8 hành tinh nhưng sống như người nghèo, không dám mua quần áo mới và không cho con cháu thừa kế - Ảnh 4.

Không để con cháu thừa kế IKEA

Năm 2018, sau khi tỷ phú qua đời, luật sư của ông đã công bố 4 người con (3 con trai và 1 con gái nuôi) và các cháu của Ingvar Kamprad sẽ không thừa kế cổ phần IKEA của ông. Thay vào đó, khối tài sản gần 60 tỷ USD sẽ được đưa vào một loạt quỹ tín thác và công ty mẹ.

Từ khi sinh thời, ông trùm kinh doanh đã lập nhiều quỹ tín thác và công ty mẹ để bảo vệ tính độc lập của IKEA, không để “đứa con tinh thần” của mình trở thành tài sản hay công ty gia đình.

Không phải Elon Musk, đây mới là tỷ phú lập dị nhất thế giới: Giàu thứ 8 hành tinh nhưng sống như người nghèo, không dám mua quần áo mới và không cho con cháu thừa kế - Ảnh 5.

Ingvar Kamprad và 3 con trai

Năm 1982, Kamprad thành lập Stichting INGKA (Quỹ INGKA) ở Hà Lan, một quỹ từ thiện có quyền kiểm soát phần lớn các cửa hàng IKEA trên thế giới thông qua một công ty cổ phần cũng có trụ sở tại Hà Lan. Quỹ lại được kiểm soát bởi Interogo Foundation có trụ sở tại Liechtenstein và không nằm dưới sự kiểm soát của gia đình ông.

Trong khi đó, công ty cổ phần Inter IKEA Systems BV sở hữu thương hiệu IKEA và nhượng quyền thương mại tổng thể.

Cơ cấu độc đáo và phức tạp này được tạo ra để đảm bảo không có người thừa kế nào có thể nắm quyền kiểm soát công ty sau cái chết của Ingvar Kamprad. Vị tỷ phú muốn IKEA sẽ hoàn toàn độc lập với gia đình Kamprad và có thể tồn tại lâu dài.