Hầu như tất cả các bậc cha mẹ đều hy vọng con mình có thể trở thành học sinh ưu tú với thành tích học tập thật tốt. Nhưng suy cho cùng, việc học không phải là thứ có thể cải thiện ngày một ngày hai chỉ bằng quyết tâm qua lời nói.

Trong mắt hầu hết các bậc cha mẹ, rõ ràng họ đã cố gắng đầu tư hết sức cho việc học hành của con, cho con học rất nhiều lớp học thêm, không để con thua thiệt so với bạn bè. Tuy nhiên, mỗi lần thi cử kiểm tra, kết quả của con họ vẫn không đạt yêu cầu. Bức bối hơn cả là cùng lúc đó, trong lớp con họ vẫn có những em nhìn lúc nào cũng rất thảnh thơi nhưng thành tích luôn thuộc top đầu.

Vậy đâu là "vũ khí bí mật" khiến những học sinh giỏi này đạt được kết quả học tập tốt như thế?

Một giáo viên chủ nhiệm đã công tác ở một trường cấp 3 top đầu lâu năm thẳng thắn cho biết trong sự nghiệp giảng dạy của mình, ông nhận thấy những học sinh giỏi rất biết quản lý thời gian, các em này nắm bắt mọi cơ hội để bổ sung, củng cố kiến thức cho bản thân. Ông tổng kết điểm chung của những học sinh giỏi này và cho ra 3 "từ khóa". Về cơ bản, sự khác biệt giữa học sinh giỏi và học sinh kém nằm ở 3 "từ khóa" này chứ không hề liên quan gì đến IQ.

"Từ khóa" ở đây thực ra là một thuật ngữ rất trừu tượng, nói một cách đơn giản, đó là những điểm chung mà học sinh giỏi đều có, những điểm tương đồng này kết hợp với nhau tạo thành cơ sở giúp những em này đạt được thành tích học tập ấn tượng.

Từ khóa 1: Hiệu suất cao - Việc học trên lớp đạt được hiệu quả

Cùng một kiến thức do giáo viên truyền đạt, học sinh kém sẽ khó tiếp thu hơn. Chỉ cần mất tập trung, đến cuối cùng, lượng thông tin thực sự còn đọng lại trong đầu các em sẽ rất ít. Thông tin tương tự cũng được giáo viên thuật lại, đối với những đứa trẻ kém hiệu quả, thông tin ban đầu tiếp nhận đã giảm đi rất nhiều, nếu trẻ bị phân tâm vào nửa sau của buổi học thì cuối cùng sẽ có rất ít kiến thức vào não.

Không phải IQ, đây mới là 3 "từ khóa" tạo ra khoảng cách giữa học sinh giỏi và học sinh kém - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Ngược lại, đối với những học sinh giỏi có hiệu suất học tập cao, các em luôn tập trung toàn bộ sự chú ý vào bài giảng, lĩnh hội kiến thức tại chỗ và dùng thời gian còn lại sau khi tan học làm thời gian tổng kết, ôn tập và nghỉ ngơi. Bằng cách này, cùng một kiến thức, trong cùng một thời gian, hiệu quả tiếp thu vào đầu học sinh giỏi gấp đôi, gấp ba học sinh bình thường, như vậy thì điểm số của họ sao có thể kém được?

Từ khóa 2: Kế hoạch - Học tập có kế hoạch, ôn tập cũng có kế hoạch

Ai đi học cũng từng lập kế hoạch, hay đơn giản hơn là thời gian biểu. Tuy nhiên, trong suy nghĩ của hầu hết mọi người, việc xây dựng những kế hoạch như vậy chỉ nằm trên giấy và rất ít người có thể thực hiện được chúng.

Đây chính là thứ kéo giãn khoảng cách giữa học sinh giỏi và học sinh bình thường. Học sinh giỏi không chỉ có khả năng lập kế hoạch mà còn tuân thủ theo chúng một cách nghiêm túc với độ tự giác cao.

Từ khóa 3: Tập trung - Không dễ bị phân tâm bởi những chuyện vặt vãnh

Chúng ta thường bắt gặp những đứa trẻ như thế này ở ngoài đời: Dù đang ngồi trong lớp nhưng tâm hồn thì đã bay ra ngoài lớp; mắt vẫn dán chặt vào bảng đen nhưng đầu óc hoàn toàn trống rỗng, lời thầy cô giảng từ tai này lọt qua tai kia; đến giờ kiểm tra là bật mode "đơ" vì không hiểu đề nói gì.

Giáo sư Lý Mai Cẩn từng chỉ ra: Không phải IQ, sự tập trung mới là thứ quyết định kết quả học tập ở trẻ.

Trẻ có khả năng tập trung kém không chỉ thiếu kiên nhẫn trong công việc mà còn trì hoãn việc học, điểm số đương nhiên sẽ không cao. Ngay cả khi đã bước vào xã hội thì họ cũng dễ mắc lỗi hơn do thiếu tập trung.

Trong khi đó, khả năng tập trung cao độ của học sinh giỏi lại rất tốt. Điều này không chỉ giúp các em giải quyết tốt nhiệm vụ học tập mà còn giúp ích rất nhiều cho công việc và cuộc sống sau này.

Từ khóa quan trọng nhất

So với hai "từ khóa" đầu tiên, khả năng tập trung của trẻ thường bị nhiều phụ huynh bỏ qua.

Giá trị của sự tập trung thực sự là hiển nhiên. Các bậc phụ huynh có thể cân nhắc kỹ, chẳng phải điều kiện tiên quyết để hiệu quả học tập của trẻ được nâng cao là dựa trên sự tập trung trong lớp hay sao? Nếu là trẻ kém tập trung thì việc nghe giảng sẽ bị ảnh hưởng.

Nguyên tắc tương tự cũng áp dụng cho việc lập kế hoạch, trẻ có khả năng tập trung cao thường có thể thực hiện được kế hoạch của mình. Ngược lại, trẻ kém tập trung có xu hướng bỏ cuộc giữa chừng khi thực hiện kế hoạch .

Không khó để nhận ra rằng sự tập trung chắc chắn là nguồn động lực cơ bản nhất để trẻ học tập. Sự tập trung là món quà tốt nhất mà cha mẹ có thể tặng cho con cái, nếu cha mẹ biết trau dồi nó, con cái sẽ mãi mãi cảm ơn bạn.

Một số cha mẹ luôn cảm thấy rằng sự tập trung, nghe thoạt nghe có vẻ cao cả, phải đợi đến khi con lớn hơn mới bắt đầu rèn được. Đây thực sự là một sai lầm lớn.

Không phải IQ, đây mới là 3 "từ khóa" tạo ra khoảng cách giữa học sinh giỏi và học sinh kém - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Nghiên cứu chỉ ra rằng ngay từ khi được 2 tháng tuổi, khả năng tập trung của trẻ đã bắt đầu nảy mầm và đạt đỉnh cao khi được 6 tuổi. Cha mẹ phải học cách rèn luyện khả năng tập trung theo độ tuổi của con mình.

- 0 đến 2 tuổi: Giai đoạn phát triển khả năng tập trung

Ở giai đoạn này, việc rèn luyện khả năng tập trung của trẻ nên tuân thủ nguyên tắc: Pointing - Showing - Demonstrating.

Thông qua sự tò mò của trẻ với những đồ vật xung quanh, dần dần hướng sự chú ý của trẻ đến những đồ vật đó. Hướng dẫn trẻ cách tập trung, tạo nhận thức ban đầu với sự tập trung.

- 2 đến 6 tuổi: Giai đoạn vàng của việc phát triển sự tập trung

Khi trẻ bước vào tuổi thứ 2 là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển khả năng tập trung. Cha mẹ nên có ý thức tạo cho trẻ một không gian độc lập để trẻ có thể tập trung vào các hoạt động của mình. Cha mẹ nên tránh can thiệp, bởi làm vậy rất dễ ảnh hưởng đến việc rèn luyện khả năng tập trung của trẻ.