Những người dùng mạng xã hội đã có dịp sững sờ một phen sau khi xem đoạn clip quay lại cảnh một loài sinh vật mang hình dáng kì quái như thể nó đến từ một hành tinh đầy đất đá nào đó.

Con bọ trong đoạn clip thuộc về nhà nuôi côn trùng Hirofumi Kawano, người đã đăng tải lên trang Facebook của mình. Hirofumi chú thích ở dưới rằng: "Rất nhiều người nghĩ rằng một cái kén thì không cử động được".

Không phải sinh vật ngoài hành tinh, đây là loài bọ khổng lồ kỳ lạ nhất trên Trái đất - Ảnh 1.

Trong hình hài cái kén, con bọ màu đỏ kì lạ ngọ nguậy trên tay chủ nhân.

Sự thật là, con côn trùng trong đoạn clip là một loài có thật trên Trái Đất, mang tên bọ Héc-quyn, đang ở giai đoạn làm kén. Con bọ béo ú màu đỏ hung đang nằm ở giai đoạn thứ ba vòng đời của nó, nhộng nằm ngủ trong kén suốt 18 tháng trước khi thoát ra hóa thành một con bọ trưởng thành với kích cỡ lớn nhất nhì thế giới côn trùng.

Không phải sinh vật ngoài hành tinh, đây là loài bọ khổng lồ kỳ lạ nhất trên Trái đất - Ảnh 2.

Loài bọ Héc-quyn có kích cỡ và sức khỏe rất xứng với cái tên đặt theo người hùng trong truyền thuyết Hy Lạp.

Không phải sinh vật ngoài hành tinh, đây là loài bọ khổng lồ kỳ lạ nhất trên Trái đất - Ảnh 3.

Nhộng sẽ nằm ngủ trong kén khoảng 18 trước khi trở thành con bọ trưởng thành.

Bọ Héc-quyn, có tên khoa học là dynaste hercules, là một giống bọ thuộc phân họ Kiến vương. Đặc biệt con đực sở hữu đôi càng nhìn tựa cặp sừng mọc ra từ đầu và ngực. Khi trưởng thành, thân con đực có thể đạt chiều dài 7,8cm và thậm chí còn hơn thế. Dựa theo một số mẫu vật thu được tại đảo Guadeloupe, vùng biển Caribe, chúng có thể dài đến 17 hoặc 18cm.

Theo như sách Kỉ lục Guinness, bọ Héc-quyn là loài bọ cánh cứng dài nhất thế giới, phần lớn là nhờ cặp càng siêu dài của nó – thứ đôi khi có thể dài hơn cả phần thân của con đực. Ngay từ khi còn là ấu trùng, bọ Héc-quyn có thể đạt kích cỡ 11-15cm và nặng khoảng 140gram.

Không phải sinh vật ngoài hành tinh, đây là loài bọ khổng lồ kỳ lạ nhất trên Trái đất - Ảnh 4.

Không phải sinh vật ngoài hành tinh, đây là loài bọ khổng lồ kỳ lạ nhất trên Trái đất - Ảnh 5.

Ấu trùng bọ Héc-quyn to bằng lòng bàn tay và béo núc.

Một khi chúng trở thành nhộng, chúng sẽ tạo một lớp kén và nằm ngủ bên trong đó – giai đoạn này kéo dài gần 2 năm. Mặc dù ở thời kì này trọng lượng của chúng sẽ giảm đi, đổi lại con đực sẽ mọc thêm đôi càng dài, thứ sẽ được sử dụng khi chúng bước vào thời kì sinh sản.

Để tranh giành sự chú ý của con cái, các con đực sẽ dùng đôi càng của mình để cố gắng kẹp lấy đối thủ, hất tung lên không trung với hi vọng sẽ khiến địch thủ rơi xuống đất và gãy cổ. Loài bọ Héc-quyn còn có sức mạnh đáng nể - chúng có thể nâng vật mang trọng lượng gấp 850 so với cân nặng của chính mình.

Không phải sinh vật ngoài hành tinh, đây là loài bọ khổng lồ kỳ lạ nhất trên Trái đất - Ảnh 6.

Khi trưởng thành, con đực sẽ sử dụng đôi càng trong những trận đấu tranh giành con cái khi đến thời kì sinh sản.

Tuy nhiên, con bọ Héc-quyn cái thì có dáng vẻ khá khác biệt, chúng không có cặp "sừng" oai vệ nhưng cơ thể chúng lại lớn hơn con đực khá nhiều.

Bọ Héc-quyn có thể được tìm thấy tại phía Nam Mexico, Nam Bolivia và nhóm đảo Antilles tại vùng biển Caribe.

Workshop "Ngày thứ 8 của mẹ" là một hoạt động đặc biệt của chiến dịch We Are Family được tổ chức hoàn toàn miễn phí dành cho 100 người phụ nữ được sống với những sở thích, đam mê của bản thân tại Hà Nội (29/07) và Hồ Chí Minh (05/08).

Tại đây, bạn không chỉ có cơ hội được trao đổi, chia sẻ với rất nhiều người phụ nữ đồng điệu mà còn được sở hữu những tấm hình cực kì xinh đẹp bên niềm đam mê của bản thân. Cùng với đó là những trải nghiệm thỏa thích khi được làm những điều mình yêu, học hỏi và gặp gỡ nhiều phụ nữ cùng chung đam mê ở các lĩnh vực: ẩm thực, handmade, homemade, mỹ phẩm organic… với sự hướng dẫn của các chuyên gia nổi tiếng.

Hãy chia sẻ ngay đam mê của bạn tại http://waf.afamily.vn để có cơ hội tham dự workshop "Ngày thứ 8 của mẹ" và mang về nhiều phần quà giá trị ngay bây giờ nhé!

Không phải sinh vật ngoài hành tinh, đây là loài bọ khổng lồ kỳ lạ nhất trên Trái đất - Ảnh 8.

(Nguồn: Sciencealert, Dailymail)