Các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) và các công cụ AI tạo sinh xuất hiện chưa lâu, nhưng chúng được kỳ vọng sẽ tạo ra những tác động sâu rộng đến cách mọi người làm việc. Bắt đầu từ ý tưởng nguyên sơ này, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu nghiên cứu những tác động tiềm tàng của công nghệ chuyển đổi tới thị trường việc làm.
Dưới đây là biểu đồ những ngành nghề bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi AI. Dữ liệu trong biểu đồ được trích trong báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (IMF).
Để xác định những công việc bị AI tác động nhiều nhất, các nhà nghiên cứu đã đánh giá hơn 19.000 nhiệm vụ nghề nghiệp. Nếu một nhiệm vụ được coi là dựa trên ngôn ngữ lớn, thì sẽ xác định mức độ tham gia của con người cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ đó. Với cách phân tích này, các nhà nghiên cứu sau đó có thể ước tính AI sẽ tác động như thế nào đến các nhóm nghề nghiệp khác nhau.
Để đọc biểu đồ một cách dễ dàng hơn, chúng ta cần làm rõ một số thông tin. Với 3 cấp độ của sự ảnh hưởng, màu cam là ảnh hưởng lớn nhất (large impact), nơi các nhiệm vụ được tự động hóa hoặc thay đổi một cách đáng kể (tasks are automated or significantly altered).
Còn màu vàng là ảnh hưởng nhỏ (small impact), nơi các nhiệm vụ về cơ bản không thay đổi (tasks are not fundamentally changed). Còn mày xanh dương là không ảnh hưởng (no impact).
Các phòng ban bị ảnh hưởng bởi AI theo 3 cấp độ: large impact - small impact - no impact.
1. Phòng AI (73% ảnh hưởng lớn - 26% ảnh hưởng nhỏ - 1% không ảnh hưởng)
2. Phòng Tài chính (70% ảnh hưởng lớn - 21% ảnh hưởng nhỏ - 9% không ảnh hưởng)
3. Phòng Sale (67% ảnh hưởng lớn - 16% ảnh hưởng nhỏ - 17% không ảnh hưởng)
4. Phòng Vận hành (65% ảnh hưởng lớn - 18% ảnh hưởng nhỏ - 17% không ảnh hưởng)
5. Phòng Nhân sự (57% ảnh hưởng lớn - 41% ảnh hưởng nhỏ - 2% không ảnh hưởng)
6. Phòng Marketing (56% ảnh hưởng lớn - 41% ảnh hưởng nhỏ - 3% không ảnh hưởng)
7. Phòng Pháp lý (46% ảnh hưởng lớn - 50% ảnh hưởng nhỏ - 4% không ảnh hưởng)
8. Phòng Chuỗi cung ứng (43% ảnh hưởng lớn - 18% ảnh hưởng nhỏ - 39% không ảnh hưởng).
Các công việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) và tài chính sẽ chịu tác động lớn nhất từ AI. Trong lĩnh vực CNTT, các nhiệm vụ dự kiến sẽ được tự động hóa bao gồm đảm bảo chất lượng phần mềm và hỗ trợ khách hàng. Về lĩnh vực tài chính, các nhà nghiên cứu tin rằng AI có thể hữu ích đáng kể cho công tác ghi sổ kế toán, kế toán và kiểm toán.
Thông tin này khiến nhiều bạn sẽ đã, đang và sẽ theo đuổi lĩnh vực CNTT cảm thấy hoang mang vì từ một ngành nghề được dự báo nhiều tiềm năng việc làm, giờ đây CNTT lại được IMF dự báo là bị ảnh hưởng nhiều nhất ở AI. Đặc biệt ở Việt Nam, điểm chuẩn ngành này ở các trường top như Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa TP.HCM... luôn cao ngất ngưởng, cho thấy sức hút mạng mẽ của CNTT đối với các bạn trẻ.
Ngoài ra, các ngành "hot hit" khác như Marketing, Chuỗi cung ứng, Nhân sự... cũng đều được dự đoán bị ảnh hưởng nhiều bởi AI.
Tuy nhiên, mọi người không cần quá lo lắng, bởi vẫn sẽ luôn có những nơi cần bạn nếu khả năng của bạn đáp ứng tốt các yêu cầu. Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến tình hình việc làm của một người. Học bất kể ngành nghề gì, bạn cũng cần nỗ lực không ngừng nghỉ để phát triển bản thân, nâng cao kỹ năng chuyên môn và cải thiện kỹ năng mềm, xây dựng mạng lưới mối quan hệ chất lượng...
Cách nâng cao giá trị của bản thân giữa sự phát triển như vũ bão của công nghệ
Trong kỷ nguyên AI phát triển mạnh mẽ, để không ngừng hoàn thiện bản thân, mỗi chúng ta cần:
1. Liên tục cập nhật kiến thức: Theo dõi các xu hướng mới và công nghệ tiên tiến để không bị tụt hậu.
2. Phát triển kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, sáng tạo và giải quyết vấn đề luôn có giá trị cao trong mọi lĩnh vực.
3. Tập trung vào sự sáng tạo: AI có thể xử lý dữ liệu, nhưng sáng tạo và ý tưởng độc đáo là thế mạnh của con người.
4. Học hỏi về AI: Hiểu biết cách thức hoạt động của AI giúp tận dụng hiệu quả nó trong công việc và cuộc sống.
5. Cải thiện khả năng phản biện: Đánh giá và phản biện về thông tin, giúp phân biệt giữa dữ liệu chính xác và không chính xác.
6. Tự chủ trong việc học: Tự đề ra mục tiêu học tập và phát triển cá nhân theo hướng đi riêng.
7. Chú trọng sức khỏe và tinh thần: Duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần là cơ sở để phát triển bền vững.
8. Xây dựng mạng lưới quan hệ: Kết nối với các chuyên gia và cộng đồng, mở rộng cơ hội học hỏi và phát triển.
Bằng cách này, chúng ta có thể duy trì sự linh hoạt, sẵn sàng thích ứng và phát triển trong môi trường đầy thách thức và cơ hội của thời đại AI.