Từ lúc biết tin mình có thai, phụ nữ đã bắt đầu lo lắng trước 2 lựa chọn là sinh mổ hay sinh thường. Người lớn tuổi trong nhà thì khuyên nên sinh thường, còn người trẻ tuổi thì phần lớn lại chọn sinh mổ. Có nhiều lý do được đưa ra, mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng.
Tuy nhiên, có một điều người mẹ cần biết rằng, phương pháp sinh khác nhau không chỉ khiến trẻ có IQ chênh lệch mà còn có 3 sự khác biệt dưới đây.
Sự khác biệt giữa trẻ sinh thường và sinh mổ
1. Sức đề kháng
Trẻ sinh thường chui qua tầng sinh môn của người mẹ, tiếp xúc với những lợi khuẩn nên khả năng miễn dịch cao hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp. Đặc biệt, vì trẻ nhờ vào sức mạnh của mình để chui ra ngoài nên sức đề kháng của chúng cũng vượt trội hơn hẳn.
Trong khi đó, trẻ sinh mổ phải nhờ sự hỗ trợ từ bên ngoài, chúng có nguy cơ mắc hội chứng suy hô hấp cao hơn, dễ mắc bệnh hen suyễn.
2. Cảm giác an toàn
Trong quá trình sinh thường, trẻ có sự chuẩn bị từ trong bụng mẹ cho việc chào đời. Người mẹ cũng tích cực rặn để bé chào đời thuận lợi. Việc cố gắng chui ra ngoài bằng chính sức lực của mình sẽ khiến trẻ thích nghi nhanh khi chào đời.
Ngược lại, nếu là sinh mổ, người mẹ sẽ được gây tê, bác sĩ mổ lấy trẻ ra ngoài. Việc thay đổi đột ngột từ môi trường yên tĩnh trong bụng mẹ sang một nơi xa lạ, ồn ào là một quá trình đáng sợ, trẻ không thể thích nghi kịp.
Một số chuyên gia nói rằng, sự sợ hãi mà em bé nhận được khi sinh mổ có thể kéo dài trong một thời gian. Đôi khi có một số tiếng động nhẹ cũng có thể khiến trẻ giật mình, run rẩy theo bản năng trong giấc ngủ. Điều này cho thấy trẻ sinh mổ có cảm giác an toàn ít hơn so với trẻ sinh thường.
3. Khả năng vận động
Khi sinh qua đường âm đạo, cơ thể trẻ bị ép qua ống sinh để vận động, còn trẻ sinh mổ được đưa ra ngoài trực tiếp từ tử cung nên thể chất sẽ yếu hơn.
Một số bậc cha mẹ cảm thấy trẻ sinh mổ có thể chất yếu nên họ chăm sóc và bảo vệ con mình cẩn thận hơn. Họ chọn cách bế ẵm nhiều, hạn chế cho con chạy nhảy và tiếp xúc với môi trường lạ vì sợ bị nhiễm bệnh. Điều này càng khiến cho sức đề kháng của trẻ giảm sút hơn.
Mặc dù thể chất của trẻ sinh thường tốt hơn trẻ sinh mổ nhưng cha mẹ không cần phải lo lắng. Cha mẹ có thể áp dụng một số bài tập để cải thiện sức khỏe thể chất và tăng cường khả năng phát triển trí não cho con mình. Ví dụ các bài tập như kéo căng cơ, nhún nhảy, thể dục nhịp điệu cho trẻ vào mỗi buổi sáng có thể giúp trẻ nâng cao thể chất.
Sai lầm của cha mẹ trong việc cải thiện sức khỏe cho con mình?
Trên thực tế, thể chất của trẻ sinh mổ không quá yếu nên cha mẹ không cần phải bảo bọc con mình quá mức. Một số cha mẹ có những hiểu lầm về trẻ sinh mổ như sau:
- Nhu cầu bổ sung glucose
Một số cha mẹ cảm thấy rằng, trẻ sinh mổ có khả năng miễn dịch thấp nên cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng. Trong trường hợp trẻ quá còi cọc, ốm yếu, có thể bổ sung thêm đường glucose. Tuy nhiên, nếu trẻ bình thường, bổ sung nhiều đường glucose có thể dẫn tới béo phì, đường huyết cao, biếng ăn.
- Chan canh vào cơm cho dễ nhai và nuốt
Có không ít cha mẹ và người lớn tuổi nghĩ rằng, trộn cơm và canh với nhau sẽ giúp trẻ dễ nhai hơn. Trên thực tế, việc ngâm cơm vào trong canh như vậy sẽ khiến trẻ lười nhai, nuốt trực tiếp. Điều này sẽ tạo áp lực hơn cho dạ dày và hình thành thói quen ăn uống không tốt.
Trong trường hợp trẻ chỉ thích uống nước canh mà không ăn rau xanh sẽ khiến cơ thể thiếu hụt vitamin, thậm chí nặng hơn là suy dinh dưỡng.
Tóm lại, việc lựa chọn sinh thường hay sinh mổ tốt nhất nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ. Bác sĩ là người có chuyên môn, họ sẽ đưa ra phương pháp sinh nở tốt nhất cho cả mẹ lẫn con.
Đối với sự khác biệt về thể chất và sự phát triển trí não của trẻ, mọi thứ đều có thể cải thiện thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục.