Một lời xin lỗi sẽ không được xem là xin lỗi khi trẻ vừa nói xong đã nhổ nước bọt khắp phòng và cho dù xin lỗi bao nhiêu lần, bé vẫn tiếp tục lặp lại việc đó. Chính vì vậy, điều quan trọng là cha mẹ phải giúp trẻ nhận ra lỗi lầm thực sự của mình và nói lời xin lỗi thật lòng chứ không phải nói cho xong nghĩa vụ hoặc vì sợ bố mẹ.

Đây là một quá trình chẳng mấy dễ dàng. Người lớn nhận lỗi đã khó, trẻ con với tâm lý ngại ngùng, xấu hổ, hay đổ lỗi thì việc nhận lỗi và nói lời xin lỗi càng khó khăn hơn nhiều. Và đó cũng là bài toán "thách đố" các cha mẹ.

Mới đây, chị Liêu Thủy Tiên - mẹ của hai bé Miu và Moony từng gây sốt trên mạng xã hội với loạt clip "bắn" tiếng Anh như gió đã chia sẻ một clip ghi lại quá trình "xử lý" khi con mắc lỗi mà không chịu nhận lỗi.

Mẹ Thủy Tiên xử lý "vụ án" vỡ cốc.

Trước đó, hai chị em Miu Moony đã nô đùa trong bữa ăn, dẫn đến làm vỡ cốc. Tuy nhiên, mẹ Thủy Tiên đã không quát mắng hay phạt con ngay trong bữa ăn mà đợi khi bữa ăn kết thúc, chị mới bắt đầu kỷ luật con.

Moony chính là thủ phạm làm vỡ cốc nhưng cả hai chị em đều phải đứng ra để mẹ phân xử bởi: "Làm vỡ cốc chỉ là tai nạn thôi, làm vỡ cốc bố mẹ không mắng. Nhưng tại sao con lại đùa nghịch trong bữa ăn để dẫn tới làm vỡ cốc".

Nhẹ nhàng nhưng rất dứt khoát, mẹ Thủy Tiên đã phân tích cho hai cô công chúa hiểu lỗi lầm đã mắc phải. Theo đó, chị nói rõ cho các con biết rằng hai chị em bị phạt không phải vì làm vỡ cốc, đó chỉ là tai nạn, mà phạt vì đã không nghiêm túc trong bữa ăn.

Không cần đánh mắng, cách mẹ của 2 em bé Việt bắn tiếng Anh như gió dạy con nhận lỗi khiến ai cũng thích thú - Ảnh 3.

Sau khi nô đùa làm vỡ cốc, Miu và Moony phải đứng nghe mẹ kỷ luật.

Trước hành động đổ lỗi của bé Moony, chị Thủy Tiên tiếp tục chỉ ra một lỗi lầm nữa của bé là đổ lỗi cho người khác: "Con làm sai con phải nhận, không được đổ lỗi cho chị Miu".

Đến lúc này, mặc dù đã tỏ vẻ hiểu được mình mắc lỗi gì, tại sao bị phạt nhưng bé Moony vẫn ngượng nghịu chưa chịu nhận lỗi. Bình thường, chị Thủy Tiên vẫn hay giao tiếp với các con bằng tiếng Anh nên lúc này, chị chuyển sang nói tiếng Anh với con. Vẫn bằng giọng rất ôn tồn và kiên nhẫn: "Ai là người làm vỡ cốc Moony? Sẽ ổn thôi nếu con nhận lỗi, nhưng con phải nhận lỗi nếu lỗi đó là của con. Con không thể đổ lỗi cho chị Miu. Bởi vì như thế là không công bằng".

Kết tội nhưng vẫn an ủi, xoa dịu và rạch ròi đúng sai, đó là cách mà chị Thủy Tiên đã nói với con để con dần dần nhận ra lỗi sai của mình. "Ai làm vỡ cốc hả Moony?", Moony vẫn lí nhí "Con không biết", mẹ Tia lại tiếp tục bằng giọng nhẹ nhàng mà kiên quyết: "Moony phải không con? Vì con đã không nghiêm túc khi ăn và con đã nghịch ngợm một chút. Rồi 1 sự cố đã xảy ra và chiếc cốc đã bị vỡ. Nếu là sự cố thì không sao nhưng con phải nhận lỗi của mình. Rồi con nói xin lỗi và mọi chuyện sẽ ổn thôi. Thế giờ con nói xin lỗi bố mẹ đi!". Thêm một lần nữa hai bé Moony được mẹ phân tích lại lỗi đã mắc phải trong bữa ăn và chỉ ra việc cần phải làm sau khi mắc lỗi.

Không cần đánh mắng, cách mẹ của 2 em bé Việt bắn tiếng Anh như gió dạy con nhận lỗi khiến ai cũng thích thú - Ảnh 4.

"Thủ phạm" làm vỡ cốc siêu đáng yêu - bé Moony.

Cuối cùng, trước "quan tòa" công tâm mà vẫn đầy yêu thương là mẹ, bé Moony đã chịu nhận lỗi và nói: "Con xin lỗi bố mẹ ạ!". Chị Thủy Tiên cũng không quên nhắc con: "Moony! Con cũng phải xin lỗi chị Miu vì con đã nói chị Miu làm vỡ cốc". "Em xin lỗi chị Miu" - "Được rồi, không sao đâu!", "Ok, ôm nào!".

Màn kỷ luật kết thúc bằng cái ôm ấm áp của hai chị em, như cách mà Miu và Moony vẫn yêu thương, thể hiện tình cảm với nhau hàng ngày. Đến lúc này, "sóng gió" đã qua đi với hai nhóc tì xinh xắn. Mẹ Thủy Tiên vẫn phải nhấn mạnh lại một lần nữa để các con ghi nhớ bài học ngày hôm nay: "Giờ các con rút ra bài học gì nào? Lần sau ăn uống phải thế nào? Nếu có lỗi có được đổ lỗi cho người khác không?".

Không cần đánh mắng, cách mẹ của 2 em bé Việt bắn tiếng Anh như gió dạy con nhận lỗi khiến ai cũng thích thú - Ảnh 5.

Hai chị em đi đâu, làm gì cũng có nhau.

Có một điều rất đáng chú ý sau khi màn kỷ luật kết thúc đó là mẹ Thủy Tiên đã gợi ý với hai cô bé: "Thế bây giờ hai bạn có muốn mẹ đưa đi xả stress không? Chúng ta sẽ đi đâu đó để các con được xả năng lượng nhé!". Hơn ai hết, mẹ vẫn là người hiểu các con nhất. Chị Thủy Tiên biết rằng các con vừa phải trải qua những giây phút căng thẳng, thậm chí là sợ hãi. Và còn gì tốt hơn là được đi chơi để giải tỏa tâm lý.

Như vậy, từ một cô bé mắc lỗi nghịch ngợm làm vỡ cốc, đổ lỗi cho chị Miu, kiên quyết không nhận lỗi nhưng cuối cùng Moony đã biết lỗi và chịu nói lời xin lỗi. Quá trình thay đổi đó diễn ra chỉ trong ít phút nhưng nếu không có cách kỷ luật nhẹ nhàng, tâm lý mà đầy dứt khoát, công bằng của mẹ Thủy Tiên, chắc chắn rằng bé Moony vẫn không nhận ra lỗi sai của mình. Đây cũng là bài học kỷ luật tích cực cho các cha mẹ, không cần dùng roi vọt hay những lời quát tháo om sòm mà con vẫn rút ra được bài học cho bản thân.

Workshop "Ngày thứ 8 của mẹ" là một hoạt động đặc biệt của chiến dịch We Are Family được tổ chức hoàn toàn miễn phí dành cho 100 người phụ nữ được sống với những sở thích, đam mê của bản thân tại Hà Nội (29/07) và Hồ Chí Minh (05/08).

Tại đây, bạn không chỉ có cơ hội được trao đổi, chia sẻ với rất nhiều người phụ nữ đồng điệu mà còn được sở hữu những tấm hình cực kì xinh đẹp bên niềm đam mê của bản thân. Cùng với đó là những trải nghiệm thỏa thích khi được làm những điều mình yêu, học hỏi và gặp gỡ nhiều phụ nữ cùng chung đam mê ở các lĩnh vực: ẩm thực, handmade, homemade, mỹ phẩm organic… với sự hướng dẫn của các chuyên gia nổi tiếng.

Hãy chia sẻ ngay đam mê của bạn tại http://waf.afamily.vn để có cơ hội tham dự workshop "Ngày thứ 8 của mẹ" và mang về nhiều phần quà giá trị ngay bây giờ nhé!

Không cần đánh mắng, cách mẹ của 2 em bé Việt bắn tiếng Anh như gió dạy con nhận lỗi khiến ai cũng thích thú - Ảnh 7.