2 mẹ con cùng nhiễm giun kim do em bé lây qua một bạn học cùng lớp

Một báo cáo trên Tạp chí Y học New England (NEJM) kể về câu chuyện của một phụ nữ 32 tuổi đến bác sĩ phàn nàn về hiện tượng ngứa hậu môn và chảy máu trong khoảng 2 tháng. Các bác sĩ đã tiến hành nội soi để xem những gì đang xảy ra, và thật sự đáng sợ, họ tìm thấy một con giun kim cái mang đầy trứng.

Trong khi đó, người phụ nữ này có con gái 5 tuổi cũng bị ngứa hậu môn, chẩn đoán bị giun kim do lây nhiễm từ bạn học cùng lớp. Mặc dù điều này nghe có vẻ đáng sợ nhưng giun kim là chuyện bình thường hơn bạn nghĩ, đặc biệt là ở trẻ em. 

g

Thư viện Y khoa Hoa Kỳ giải thích, khi những người bị nhiễm bệnh chạm tay vào hậu môn, những quả trứng có thể dính vào đầu ngón tay. Họ có thể lây lan trứng cho người khác trực tiếp qua tay hoặc qua quần áo, ga trải giường, thức ăn hoặc các vật phẩm khác.

Sau đó, một khi trứng nở, giun kim tự sinh sống trong đại tràng và trực tràng, và giun kim cái đẻ trứng trên da quanh hậu môn trong khi con người ngủ, gây ngứa xung quanh hậu môn hoặc âm đạo.

Theo Cdc, rất may mắn, nhiễm giun kim thường không dẫn đến bất kỳ biến chứng nào. Họ có thể được điều trị bằng thuốc uống không kê đơn hoặc thuốc theo toa tiêu diệt giun ký sinh. Thuốc này thường được dùng trong hai liều cách nhau hai tuần để giúp ngăn ngừa tái nhiễm.

Đó là trường hợp của hai mẹ con trong báo cáo NEJM. Cả hai đều được điều trị bằng thuốc theo toa và tất cả các triệu chứng đã biến mất sau 2 tháng theo dõi.

N1

Một khi trứng nở, giun kim tự sinh sống trong đại tràng và trực tràng, và giun kim cái đẻ trứng trên da quanh hậu môn trong khi ngủ, gây ngứa xung quanh hậu môn hoặc âm đạo.

Bệnh nhiễm giun kim có thể gây ra tình trạng bệnh lý nguy nên cần có biện pháp phòng tránh 

Giun kim thực sự không quá đáng sợ nhưng chỉ cần hình dung đến những con giun như sợi chỉ bò lồm ngổm quanh hậu môn, vùng kín thôi cũng đủ khiến bạn sởn hết cả da gà. Do đó, nguyên tắc hàng đầu vẫn là phát hiện ra các triệu chứng, điều trị kịp thời, người chưa bị nhiễm giun kim thì cần phòng tránh với các biện pháp tích cực ngay từ hôm nay.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), nhiễm giun kim có thể gây ra tình trạng bệnh lý nguy cấp nhưng tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng, sức khỏe kém, thiếu máu, thiếu sắt, các bệnh lý về gan, phổi… cho thai phụ, điều này cũng khiến thai nhi suy dinh dưỡng, chậm phát triển, trẻ em bị còi xương, chậm phát triển, suy giảm trí thông minh.

Bệnh giun kim là bệnh có tính chất kéo dài, mạn tính, chúng thường gây nên các triệu chứng sau:

- Rối loạn tiêu hóa: Bệnh nhân có biểu hiện ngứa hậu môn, thường ngứa vào buổi tối và lúc lên giường đi ngủ, hậu môn tấy đỏ, sung huyết, đi ngoài phân thường nát hoặc lỏng, đôi khi có máu, chất nhầy, thậm chí tiêu chảy. Trẻ chán ăn, ăn không tiêu, đôi lúc buồn nôn hoặc nôn, đau bụng âm ỉ.

n2

Bệnh giun kim là bệnh có tính chất kéo dài, mạn tính.

- Triệu chứng thần kinh: Trẻ bứt rứt, khó chịu, suy nhược thần kinh, khó ngủ, dễ khóc đêm.

- Ở người lớn còn xuất hiện chứng di tinh ở nam giới, viêm âm đạo ở nữ giới (không loại trừ bé gái).

Chưa hết, giun kim có thể xâm nhập gây viêm phổi, thực quản, hốc mũi, cổ tử cung, viêm ruột thừa, làm thủng ruột… nên khi bị nhiễm, bệnh nhân không được chủ quan.

Nguyên nhân bị nhiễm giun kim có thể là do dùng tay gãi hậu môn có chứa trứng giun kim sau đó cầm thức ăn hoặc mút tay ở trẻ nhỏ. Hoặc, trứng giun kim sau khi sinh và phát triển thành ấu trùng giun kim tại nếp hậu môn thì ngược lên manh tràng phát triển thành giun trưởng thành.

Giới chuyên gia khuyến cáo cần nghiêm túc tẩy giun 6 tháng/ lần ở trẻ em và người lớn. Những đối tượng có nguy cơ nhiễm giun cao cần sự tư vấn của bác sĩ và nếu có chỉ định tẩy giun thì cần tuân thủ tuyệt đối. Để phòng tránh, mọi người cần chú ý rửa sạch tay trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi vệ sinh chú ý dùng giấy lau từ trước ra sau để tránh trứng giun xâm nhập, duy trì ăn sạch, ăn chín uống sôi...