Mới đầu hè thôi mà cu Bin nhà em đã có dấu hiệu ho hắng và mệt mỏi. Có lẽ thời tiết chuyển sang nóng đột ngột khiến trẻ con như Bin chưa kịp thích nghi nên đã mau chóng bị ốm. Đầu tiên là Bin bị sốt. Ngày thứ nhất bị sốt, ngày thứ hai Bin nổi các nốt mụn đỏ khắp cơ thể. Em chủ quan nghĩ rằng chắc Bin bị sốt phát ban thôi nên đã cho Bin uống thuốc hạ sốt liên tục và cho uống nhiều nước cộng với điện giải. Nhưng sang đến ngày thứ ba, Bin vẫn sốt, những nốt phát ban chuyển sang thành mụn nước, nổi khắp mình mẩy. Lo quá, em đưa con đi khám ở bệnh viện Bạch Mai thì được bác sĩ chẩn đoán là Bin bị thủy đậu rồi chứ không đơn thuần chỉ là sốt phát ban như em nghĩ. Bác sĩ cũng bảo, rất nhiều mẹ ít kinh nghiệm như em thường nhầm giữa các bệnh sốt virus, sốt phát ban hay thủy đậu, phỏng dạ… khi thấy con có dấu hiệu sốt và nổi mẩn hay nổi mề đay.
Bệnh thủy đậu là bệnh do virus gây ra, rất thường gặp ở trẻ em. Bệnh thường xuất hiện từ 14 đến 16 ngày sau lần tiếp xúc đầu tiên với virus gây bệnh nhưng cũng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian từ 10-21 ngày. Bệnh thủy đậu có biểu hiện là sốt nhẹ từ 1-2 ngày, cơ thể mệt mỏi, phát ban (thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh). Ban thủy đậu thường dưới dạng những chấm đỏ lúc đầu, sau đó thành mụn nước, vỡ ra thành vết lở rồi đóng vẩy. Thường phát ban đầu tiên ở da đầu, xuống thân mình (nơi ban trổ nhiều nhất), sau cùng xuống đến tay chân. Ban thủy đậu thường rất ngứa.
Theo bác sĩ khám cho Bin nói thì trong trường hợp trẻ không được uống đúng thuốc, đúng thời điểm thì bệnh này rất có thể dẫn đến nhiễm trùng. Lúc này, trẻ có thể gặp một số vấn đề như đau họng, ho... Cha mẹ cần hết sức lưu ý bởi nếu để con ho, viêm họng kéo dài sẽ tạo cơ hội cho bệnh tấn công, gây ra viêm phổi. Nếu trẻ có dấu hiệu sốt trong những ngày nốt thủy đậu xuất hiện và lan rộng thì phải đưa con đi bác sỹ ngay lập tức, nếu không sẽ rất nguy hiểm.
Bệnh thủy đậu là bệnh do virus gây ra, rất thường gặp ở trẻ em. Bệnh thường xuất hiện từ 14 đến 16 ngày sau lần tiếp xúc đầu tiên với virus gây bệnh nhưng cũng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian từ 10-21 ngày. Bệnh thủy đậu có biểu hiện là sốt nhẹ từ 1-2 ngày, cơ thể mệt mỏi, phát ban (thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh). Ban thủy đậu thường dưới dạng những chấm đỏ lúc đầu, sau đó thành mụn nước, vỡ ra thành vết lở rồi đóng vẩy. Thường phát ban đầu tiên ở da đầu, xuống thân mình (nơi ban trổ nhiều nhất), sau cùng xuống đến tay chân. Ban thủy đậu thường rất ngứa.
Theo bác sĩ khám cho Bin nói thì trong trường hợp trẻ không được uống đúng thuốc, đúng thời điểm thì bệnh này rất có thể dẫn đến nhiễm trùng. Lúc này, trẻ có thể gặp một số vấn đề như đau họng, ho... Cha mẹ cần hết sức lưu ý bởi nếu để con ho, viêm họng kéo dài sẽ tạo cơ hội cho bệnh tấn công, gây ra viêm phổi. Nếu trẻ có dấu hiệu sốt trong những ngày nốt thủy đậu xuất hiện và lan rộng thì phải đưa con đi bác sỹ ngay lập tức, nếu không sẽ rất nguy hiểm.
Ảnh mang tính minh họa.
Bệnh thủy đậu là một trong những bệnh về da mà trẻ thường gặp phải trong mùa hè. Sở dĩ, trẻ thường bị bệnh về da trong mùa hè là bởi vì vào mùa hè oi bức, trẻ ra nhiều mồ hôi làm cho các tuyến mồ hôi bị chèn ép, bít kín lại, mồ hôi không thoát ra được.
Nghe bác sĩ nói mà em vô cùng lo lắng. Trong lúc “quẫn quá”, em lại hỏi luôn một câu hỏi thể hiện sự thiếu hiểu biết trầm trọng của mình là: “Con em bị thủy đậu thế này, em nên kiêng tắm cho cháu bao lâu hả bác sĩ?”. Bác sĩ nhìn em tỏ vẻ ngạc nhiên xen lẫn nghi ngờ, sau đó thấy mặt em thật thà, bác sĩ chỉ chép miệng, lắc đầu nói: “Các mẹ trẻ bây giờ sao mà chẳng tiến bộ gì trong việc tìm hiểu cách chăm con thế chứ. Quan niệm kiêng nước, gió khi bị thủy đậu chỉ là của ông bà ta ngày trước thôi, và quan điểm này hoàn toàn sai lầm vì trên da có rất nhiều vi khuẩn sống cộng sinh, bình thường, chúng chung sống hòa bình với con người nhưng khi mắc thủy đậu, các nốt phỏng trên da hay ở niêm mạc có thể gây ngứa ngáy, khó chịu, trẻ không chịu được sẽ gãi và làm trầy xước da. Khi đó nếu không được chăm sóc vệ sinh hay tắm rửa sạch sẽ, vi khuẩn sẽ xâm nhập qua nốt phỏng bị vỡ gây nhiễm khuẩn tại chỗ, thậm chí viêm da nặng có thể dẫn đến biến chứng viêm cầu thận cấp hoặc nhiễm khuẩn huyết. Do vậy, người bệnh thủy đậu cần tắm hàng ngày bằng nước sạch, đặc biệt là trẻ em vì trẻ em chịu đựng sự khó chịu kém hơn người lớn rất nhiều. Theo kinh nghiệm dân gian có thể dùng lá cây chân vịt, hoàng liên để đun nước tắm thì càng tốt. Chú ý khi tắm không kỳ cọ mạnh, tránh gây vỡ nốt đậu...”
Em ngồi nghe mà mặt cứ đỏ bừng vì xấu hổ. Từ hôm đó, em không dám coi thường những dấu hiệu khác lạ ở con nữa. Em cũng không dám tự ý đoán bệnh và dùng thuốc cho con mà cho con đi khám càng sớm càng tốt.
Em nhớ như in lời bác sĩ dặn dò rằng mùa hè không chỉ là mùa nắng nóng mà còn là mùa ẩn chứa nhiều tác nhân gây bệnh khiến cho trẻ nhỏ dễ bị lây nhiễm. Với trẻ nhỏ, mùa hè là mùa dễ phát sinh các bệnh viêm đường hô hấp, tiêu chảy, bệnh thủy đậu, bệnh tả... vậy nên, điều quan trọng nhất đối với việc chăm sóc sức khỏe trẻ vào thời tiết mùa hè này là phải tăng cường sức đề kháng cho trẻ để trẻ có khả năng miễn dịch khi giao mùa. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng nên có các biện pháp phòng ngừa các bệnh thường gặp ở trẻ em trong mùa hè này nhé.
Nếu các mẹ có mẹo hay nào giúp trị bệnh mùa hè hiệu quả cho bé, hãy gửi bài chia sẻ với aFamily qua địa chỉ email: [email protected]. Bài viết được chọn đăng sẽ được trả nhuận bút hoặc được một phiếu chụp ảnh bé trị giá 500 nghìn đồng. |