Nếu như thời điểm đi làm đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, khi chúng ta không còn phụ thuộc tài chính vào bố mẹ, gia đình nữa thì khoảnh khắc lập gia đình cũng thế. Thậm chí, thời điểm kết hôn còn đánh dấu một bước ngoặt mạnh mẽ hơn khi phụ nữ sẽ phải đặt cược vào một thương vụ của hai “ví tiền” mang tên: Quản lý tài chính gia đình.
Giữa thời buổi này, chi tiêu rộng rãi thì nói: “Sao mà hoang thế?!”. Chi tiêu tiết kiệm thì bị gièm pha, lời ra tiếng vào với những câu đại loại như: “Kibo thế chắc nhà giàu lắm đây”, hay: “Cất tiền để quỹ đen à mà lúc nào cũng kêu hết tiền thế?”...
Đồng ý đây có thể là câu chuyện mà hầu hết các nàng dâu đều phải từ từ mới thấm vì những người muốn đánh giá cũng cần thời gian, nhưng có một khoảnh khắc chỉ các nàng dâu mới mới hiểu. Đó chính là chuyện chi tiêu trong cái Tết đầu tiên ở nhà chồng.
“Tết đoàn viên” và nỗi sợ của các nàng dâu mới
“Mới về làm dâu chưa được 2 tháng thì chuẩn bị đến Tết. Đến thời điểm này mình mới nhận ra, từ trước đến giờ mình vẫn được sống của 1 đứa trẻ, phải khi bước vào cuộc sống có quá nhiều thứ trách nhiệm mình mới vỡ ra là mình chưa trưởng thành” - Mai Anh (sinh năm 1998, Hà Nội) thừa nhận cô đang cảm thấy vô cùng sợ hãi mỗi khi nghĩ tới Tết.
“Từ cảm giác hân hoan háo hức, giờ mình thấy sợ Tết luôn!
Ngày nào cũng vạch ra thêm được khoản mới cần chi cho Tết, mà vẫn không biết như vậy liệu đã đủ hay chưa…”, Mai Anh nói tiếp.
Đồng quan điểm với Mai Anh, Thu Trang (sinh năm 1997, Ninh Bình) tiếp lời: “Năm nay thu nhập của 2 vợ chồng đều giảm, chưa kể còn không biết có thưởng Tết hay không mà nhà chồng cũng đông người hơn nhà mình nên mình đang không biết tính toán thế nào cho đủ, không bị phí phạm. Bởi vì mình không muốn sau Tết sẽ là chuỗi ngày đau đầu vì tiền”.
Có thể thấy, chuyện chi tiêu ngày Tết luôn là bài toán nhức nhối với các chị em và cái Tết đầu tiên chắc chắn sẽ còn khó nhằn hơn nữa.
Lúc này, quản lý tiền bạc sẽ là một kỹ năng mà ai cũng phải có, và việc đáp ứng đủ các nhu cầu cơ bản là biểu hiện của một người tiêu dùng thông minh. Tết là dịp mà bạn sẽ phải tiêu gấp nhiều lần thông thường, sắm đồ đón Tết thông minh mà vẫn tiết kiệm trở thành bài toán khó với nhiều người. Nhưng vốn dĩ, “khó” không đồng nghĩa với việc “không có lời giải”.
Tết này, làm sao để “tròn vai” dâu hiền tiêu khéo?
Ngoài những thay đổi về tâm lý và trách nhiệm, kết hôn còn đánh dấu những trải nghiệm mới của các nàng dâu ở cả lĩnh vực quản lý tài chính. Và cố gắng làm tròn vai để có được cái Tết tròn vẹn là việc ai cũng cần làm, nhưng kết quả tới đâu đương nhiên còn tùy thuộc vào mỗi cá nhân. Song, may mắn thay, chúng ta luôn có 1 “công thức chung” để ghi điểm với mẹ chồng.
Và nếu bạn cũng đang có mong ước đón Tết tròn đầy như ý thì hãy tham khảo nhanh những mẹo này!
1. Lập kế hoạch các ngày quan trọng và sở thích của các thành viên trong gia đình trước khi sắm Tết
Mỗi khi nghĩ tới Tết, chúng ta vẫn hay nói với nhau về 2 chữ “đoàn viên” như một ý niệm đã ăn sâu vào tiềm thức. Và như vậy, đó không chỉ là trách nhiệm với bố mẹ 2 bên mà còn là cả những người mà ta yêu quý, những thành viên khác trong gia đình, cũng có thể là chính cả bản thân mình. Đảm bảo chuẩn bị đầy đủ và thể hiện sự quan tâm tinh tế với tất cả thành viên trong gia đình sẽ là “chìa khóa” đầu tiên giúp các nàng dâu mở cánh cửa thứ nhất, bước qua thử thách tròn vai dịp Tết.
Theo đó, hãy tổng hợp các khoản hóa đơn/phí cần trả và cố gắng thanh toán chúng trước khi Tết gõ cửa. Trong quan niệm của người Việt, điều này sẽ giúp chúng ta có một năm mới thuận lợi, suôn sẻ và kiêng kị ngày đầu năm phải đối mặt với các khoản nợ.
Hãy xử lý hết tất cả để đón 1 cái Tết với tâm trạng hào hứng, vui tươi nhé.
Một mẹo nhỏ là các nàng dâu có thể sử dụng ứng dụng Sacombank Pay để được hoàn 68.000 đồng khi giao dịch thanh toán các hóa đơn điện, nước, internet, truyền hình cáp từ 150.000 đồng trở lên bằng thẻ thanh toán/thẻ tín dụng Sacombank.
2. Lập check-list các sản phẩm/quà cáp cần mua
Để đảm bảo không sắm thừa hay thiếu các vật dụng, thực phẩm, quà cáp cho dịp Tết, lên check-list cụ thể chính là việc mà bất cứ ai cũng nên làm. Và dù có tiền hay không có tiền, bạn cũng nên chọn tối giản cho chi tiêu trong dịp Tết Nguyên đán, để dành tiền cho những kế hoạch dài hạn trong năm mới.
Quan trọng hơn cả, việc lập kế hoạch từ sớm cho phép bạn được thoải mái suy nghĩ rồi cân nhắc lựa chọn thay vì phải tặc lưỡi chi tiền.
Tuy vậy, trước khi lên danh sách, các nàng dâu nên tham khảo ý kiến của các thành viên trong gia đình để đảm bảo mua đúng và đủ số lượng những sản phẩm thiết yếu cho cả nhà.
Tiếp theo là bước lập danh sách thực phẩm, vật dụng cần mua, ngân sách cụ thể cho từng hạng mục, thời điểm thích hợp nên mua,... Khi đã có kế hoạch cụ thể với danh sách mua sắm trong tay, bạn sẽ không cần phải chen chúc mua sắm hay chật vật giữa dòng người đông đúc ngày Tết nữa. Ngoài ra, việc săn và sử dụng triệt để các mã giảm giá, tận dụng hết các đợt khuyến mãi cũng là cách tiết kiệm chi tiêu thông minh.
Để chi tiêu hiệu quả hơn nữa, các nàng dâu có thể mua sắm trực tuyến VnShop trên Sacombank Pay từ 300.000 VND hoặc chi tiêu qua thẻ tín dụng/thẻ thanh toán Sacombank từ 200.000 đồng trở lên để được hoàn 68.000 VND.
Tất cả những điều này sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi chi tiêu, mạnh mẽ nói không với tình trạng “cháy túi”, thậm chí nợ nần sau khi Tết Nguyên đán qua đi.
Trên đây là những lời khuyên dành cho bạn trong việc mua sắm ngày Tết. Hy vọng với những lưu ý này, các nàng dâu mới sẽ có thể đón một cái Tết thật tròn đầy và năm mới trọn vẹn, an vui!