Đến tuần 12 khi sức khỏe ổn định, chị được xuất viện. Tới tuần 15, chị T. khâu cổ tử cung.  Tuy nhiên đến tuần 17 xuất hiện dịch âm đạo.

Tuần 20 của thai kỳ, tử cung ra máu nhiều, chị nhập viện điều trị tại khoa Sản bệnh A4. Tới tuần 24, chị xuất hiện hiện tượng vỡ ối, có dấu hiệu nhiễm trùng ối: sốt cao, môi khô, khó thở, chỉ số nhiễm trùng CRP và PCT tăng cao. Mặc dù vậy, sản phụ và gia đình đều có nguyện vọng muốn giữ 2 em bé.

Kỳ diệu song thai, 1 bé đẻ non ở tuần 24, 1 bé vẫn giữ lại được - Ảnh 1.

Ảnh sản phụ mổ sinh tại BV Phụ sản Hà Nội.

Ngay sau đó, chị được chuyển sang điều trị tại khoa Sản nhiễm trùng C3. Sau 1 ngày, chị lên cơn đau nhiều, Ths. Bs. Lê Quang Hòa - Phó trưởng khoa C3 nhận định cổ tử cung đã mở hết, không thể giữ thai thêm được nữa. Chị sinh non 1 bé nặng 500g bị mất tim thai.

Theo nguyên tắc, thai còn lại cũng sẽ ra khỏi tử cung vì lúc này cổ tử cung đã mở, nếu cố gắng giữ lại cả sản phụ và em bé đều đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng vô cùng lớn. Nhưng một điều kỳ diệu đã xảy ra mà y học không thể chứng minh được.

Dây rốn của thai bị sảy tự tụt vào trong, cổ tử cung đóng kín và dưới siêu âm thấy chiều dài cổ tử cung là 6,8cm – điều này gần như không có với người mang bầu con so.

Ngay sau đó bác sĩ theo dõi chặt chẽ tình trạng sản phụ, xét nghiệm máu ra chỉ số nhiễm trùng CRP đã giảm. Được sự chỉ đạo của Ban giám đốc Bệnh viện, Ths. Bs. Lê Quang Hòa quyết định giữ em bé còn lại trong bụng sản phụ. Hành trình 8 tuần tại khoa C3, chị T. được chăm sóc tận tình, điều trị và theo dõi sát sao.

Ngày 30/12/2020, đến tuần 33, chị được chỉ định mổ chủ động để đảm bảo an toàn cho bé, tránh nguy cơ suy thai. 16h, một bé trai nặng 1600g khỏe mạnh cất tiếng khóc chào đời trong niềm hân hoan của cả ekip và sản phụ.

Kỳ diệu song thai, 1 bé đẻ non ở tuần 24, 1 bé vẫn giữ lại được - Ảnh 2.