Bản hợp đồng thứ nhất: Điều 1: Thời hạn và công việc hợp đồng; Loại hợp đồng lao động (3): Không ghi gì; Từ ngày 01/09/2012 đến ngày 31/12/2012; Thử việc từ ngày…/ tháng…/ năm… đến ngày…/ tháng…/ năm… là không ghi gì.
Điều 5: Điều khoản thi hành; Có hiệu lực từ ngày 01/09/2012; Hợp đồng này làm tại trường MN Nam Sơn ngày 01/09/2012)
Bản hợp đồng thứ nhất.
Bản hợp đồng thứ hai:Điều 1: Thời hạn và công việc hợp đồng; Loại hợp đồng lao động (3): Không ghi gì; Từ ngày 01/01/2013 đến ngày 31/12/2013; Thử việc từ ngày…/ tháng…/ năm… đến ngày…/ tháng…/ năm… là không ghi gì
Điều 5: Điều khoản thi hành; Có hiệu lực từ ngày 01/01/2013; Hợp đồng này làm tại trường MN Nam Sơn ngày 01/01/2013
Bản hợp đồng thứ hai.
Bản hợp đồng thứ ba: Điều 1: Thời hạn và công việc hợp đồng; Loại hợp đồng lao động (3): Không ghi gì; Từ ngày 01/01/2014 đến ngày 31/12/2014; Thử việc từ ngày…/ tháng…/ năm… đến ngày…/ tháng…/ năm… là không ghi gì
Điều 5: Điều khoản thi hành; Có hiệu lực từ ngày 01/01/2014; Hợp đồng này làm tại trường MN Nam Sơn ngày 01/01/2014
Bản hợp đồng thứ ba.
Bản hợp đồng thứ tư:Điều 1: Thời hạn và công việc hợp đồng; Loại hợp đồng lao động (3): Không ghi gì; Từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2015; Thử việc từ ngày…/ tháng…/ năm… đến ngày…/ tháng…/ năm… là không ghi gì
Điều 5: Điều khoản thi hành; Có hiệu lực từ ngày 01/01/2015; Hợp đồng này làm tại trường MN Nam Sơn ngày 01/01/2015
Giáo viên Bùi Thị Hương chia sẻ: “Cạnh đó, mỗi chúng tôi được ký thêm 01 bản thanh lý hợp đồng ngày 01/07/2015, nhưng phía Trường mầm non chưa giao cho cho tôi vì chờ tìm quyết định thanh lý hợp đồng.
Hợp đồng chúng tôi ký kết dưới sự có mặt của bà Nguyễn Thị Lý (hiệu trưởng Trường mầm non Nam Sơn), bà Nguyễn Thị Bích Hạnh và Nguyễn Thị Ngân (hai hiệu phó của Trường)
Cô hiệu trưởng có hỏi: Thế có nguyện vọng để làm cô nuôi không? Hay có làm giáo viên hợp đồng trường không? Vì như Huyện trả lời trong cuộc gặp gỡ nhiều bên ngày 13/7/2015 là “đến tháng 9 này xem số trẻ số lớp đủ hay thiếu, nếu thiếu thì các hiệu trưởng đề bạt lên và giao cho trường ký”. Tôi có hỏi ký hợp đồng trường như vậy thì huyện trả lương hay trường tự trả lương? Cô hiệu trưởng nói cũng không biết rõ về điều này.
Thú thực, nếu ký hợp đồng với Trường (cơ sở) bản thân tôi cũng như các chị em trong 185 giáo viên không ai muốn ký. Vì lương mỗi tháng chỉ được hơn 1 triệu đồng, như vậy chúng tôi không đủ sống, không có bảo hiểm y tế, không có bất kỳ chế độ hay phụ cấp nào cả.
Ngày hôm nay (5.8.2015) tôi có lên trường gặp cô hiệu trưởng và hiệu phó, các cô đều khuyên đi học 3 tháng để lấy chứng chỉ làm bếp, xuống bếp nấu ăn. Chúng tôi đều tốt nghiệp thấp nhất Trung cấp, cao nhất là Đại Học, bao nhiêu năm học hành tử tế và 34 tháng kinh nghiệm giảng dạy, nuôi dưỡng chăm sóc trẻ, hàng năm hầu như tất cả chúng tôi đều được đánh giá là giáo viên hoàn thành xuất sắc, không thể nói xuống nấu ăn là nấu ăn được.”
Trước đó, khi gặp gỡ trực tiếp với phóng viên báo Trí Thức Trẻ, chị Hương cho biết mình chưa bao giờ ký hợp đồng với Trường, chỉ nhận được Quyết Định của huyện vào 1.9.2012 là không xác định thời hạn. Và mới đây, ngày 13.7.2015, trước cuộc gặp với gần 200 giáo viên trong huyện, ông Lê Hữu Mạnh vẫn khẳng định bản thân quyết định trên là không xác định thời hạn. Như vậy, mới đây phía Trường mầm non Nam Sơn đưa hợp đồng ra cho giáo viên ký khống, là vi phạm luật pháp.
Các giáo viên mầm non chia sẻ về vụ việc.
Nhưng ở đây, gọi các giáo viên lên để ký lại hợp đồng, ký thanh lý hợp đồng thì quan điểm của tôi, đứng góc độ luật sư: Đây là có khả năng hiệu trưởng các trường, UBND huyện Sóc Sơn có ý sửa sai, hoàn thiện hồ sơ, hợp lý hoá trong các vấn đề hồ sơ, để sau này có vấn đề gì, họ có căn cứ, cơ sở.”