Với sự phát triển của mạng xã hội, ngày nay chúng ta chẳng cần gặp mặt trực tiếp cũng có thể biết được tình trạng của đối phương. Nhiều người thích thú với việc đăng ảnh gia đình, con cái, cập nhật trạng thái của mình mọi lúc, mọi nơi lên Facebook, Instagram, Twitter,... 

Việc này ban đầu có thể vui vẻ và giúp bạn kết nối được với thế giới xung quanh. Nhưng đừng vội mừng và tốt nhất nên hạn chế. Bởi nó tiềm ẩn nhiều rủi ro, mối nguy hiểm hơn bạn tưởng.

Mark Zuckerberg là nhà đồng sáng lập, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Facebook. Tuy nhiên chính Mark lại rất hiếm khi đăng ảnh con. Còn vợ anh - Priscilla Chan lại chỉ đăng ảnh những tấm ảnh chụp bóng lưng con mà không phải ảnh cận mặt. 

Là ông chủ Facebook nhưng chính Mark Zuckerberg cũng không dám đăng ảnh con lên MXH, nguyên nhân khiến nhiều phụ huynh tái mặt - Ảnh 1.

Vợ chồng Mark Zuckerberg.

Không chỉ có Mark Zuckerberg mà nhiều ông lớn công nghệ khác như CEO snapchat Evch Spiegel và vợ siêu mẫu Miranda Kerr, chủ tịch tập đoàn Microsoft Bill Gates, CEO quá cố của Apple Steve Jobs cũng không đăng ảnh và hạn chế con sử dụng mạng xã hội.

CEO của Apple – Tim Cook cũng từng phát biểu trên The Guardian: "Tôi không có con nhưng tôi có một đứa cháu trai 13 tuổi và tôi có một vài thứ cấm cháu động đến. Tôi không cho phép nó dùng mạng xã hội".  

Nguyên nhân nào dẫn đến điều này?

Những ông lớn công nghệ nêu trên đều có lý do chính đáng để không đăng ảnh con lên mạng xã hội. Theo đó, tờ NewyorkPost đã đăng tải một câu chuyện về Youtube khiến các bậc phụ huynh phải điều chỉnh lại cài dặt quyền riêng tư ngay lập tức.

Max Fisher và Amanda Taub - hai phóng viên của tờ Times đã tiết có lộ một thuật toán gợi ý danh sách video phát trên Youtube. Thuật toán này có thể đưa hình ảnh về những đứa trẻ bán khỏa thân đến những kẻ ấu dâm.

Bất kỳ người dùng nào xem một video về trẻ em sẽ được thuật toán của Youtube hướng tới hàng chục video cùng chủ đề khác. Mỗi thước phim nối tiếp được lựa chọn từ hàng triệu bộ phim gia đình bởi một phần mềm cực kỳ tinh vi gọi là trí tuệ nhân tạo. Hầu hết các gia đình đều không hề hay biết điều này.

Một bà mẹ ở Brazil đã đăng video con gái mình và bạn đang mặc đồ bơi và chơi đùa lên mạng xã hội. Youtube sau đó tìm được video này và gợi ý cho những người dùng mạng khác đã từng xem những nội dung tương tự. Chỉ sau vài ngày, video đã có tận 400.000 lượt xem.

Là ông chủ Facebook nhưng chính Mark Zuckerberg cũng không dám đăng ảnh con lên MXH, nguyên nhân khiến nhiều phụ huynh tái mặt - Ảnh 3.

Cô Erika - một bà mẹ ở Mỹ cũng thường xuyên đăng tải những video đáng yêu của con mình như một cách lưu giữ kỷ niệm. Erika không để cài đặt chia sẻ và những video này cũng không có lượt view. Tuy nhiên một ngày nọ, bà mẹ này nhận ra clip con trai mình đang ngồi trong bồn tắm bỗng có lượt view tăng vọt. Quá hốt hoảng, Erika vội vàng gỡ clip xuống.

Còn Jason Howerton - một ông bố ở bang Texas, Mỹ cũng có một trải nghiệm kinh hoàng chẳng kém. "Tôi từng rất thích thú chia sẻ hình ảnh những năm đầu đời của con lên mạng xã hội, cùng với đó là hành trình làm cha của mình. 

Tôi cho rằng đó là việc rất bình thường và không có gì gây hại. Cho đến một ngày, tôi phát hiện ảnh con mình trên một tài khoản twitter lạ. Mặt thằng bé bị ghép vào một video có nội dung về xung đột chính trị, đấu tranh đảng phái". 

Jason sau đó không khỏi sợ hãi và lo sợ con mình có thể gặp nguy hiểm. Nhất là khi Twitter có hàng triệu người sử dụng, bao gồm cả những kẻ có vấn đề về tâm thần. 

Năm 2002, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Donald Rumsfeld đã ảnh báo mối nguy hiểm về công nghệ nhận dạng khuôn mặt theo dõi trẻ em trên internet. Cảnh sát Pháp cũng từng cảnh báo các bậc phụ huynh không nên đăng tải ảnh gia đình lên mạng xã hội để tránh nguy cơ trẻ bị tấn công tình dục.

Thực tế một số công ty công nghệ đã biến trẻ nhỏ thành đối tượng bị tấn công tình dục. Không ai hiểu rõ những nguy hiểm khi sử dụng mạng xã hội hơn chính người đã góp phần tạo ra nó. Đó cũng chính là lý do mà nhiều ông lớn công nghệ không đăng ảnh con và hạn chế cho con sử dụng mạng xã hội.

Chỉ cho con sử dụng mạng xã hội ở độ tuổi phù hợp

Ngoài việc không đăng ảnh và hạn chế cho con sử dụng mạng xã hội, bố mẹ còn cần ghi nhớ độ tuổi thích hợp để con sử dụng các ứng dụng công nghệ. Với Facebook - mạng xã hội lớn nhất hiện nay thì độ tuổi thích hợp nhất mà trẻ có thể sử dụng là từ 13 tuổi trở lên.

Đây là thông tin được ghi rõ trong phần quy định đăng ký của trang mạng này: Facebook sẽ xóa toàn bộ các tài khoản dưới 13 tuổi khi đăng ký. Điều này cũng chính xác bởi ở độ tuổi này, các con ý thức được rõ ràng hành vi của mình trên mạng xã hội và nhận biết được những hành vi tiêu cực cũng như tích cực. 

Nếu như bắt buộc phải để con sử dụng Facebook ở độ tuổi nhỏ hơn, bố mẹ cần có sự giám sát đặc biệt kỹ lưỡng. Nhưng trên thực tế, mọi tính năng của trang mạng này đều không hề cần thiết đến mức bắt buộc với một em bé dưới 13 tuổi.

Các mạng xã hội khác như Twitter, Instagram, Snapchat cũng có mức giới hạn độ tuổi tương tự. Với WhatsApp là 16 tuổi. Còn Youtube yêu cầu chủ tài khoản phải từ 18 tuổi trở lên. Nó cũng giới hạn độ tuổi của nhiều video, yêu cầu người xem phải đủ 18 tuổi. Tuy nhiên trẻ 13 tuổi vẫn có thể dùng Youtube dưới sự giám sát, cho phép của cha mẹ.

Nguồn NYP, Thesun