Lái đò chùa Hương hốt bạc mùa lễ hội

Mùng 6 Tết Giáp Ngọ, lễ hội du lịch chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) chính thức khai hội. Đây là lễ hội xuân dài nhất cả nước (diễn ra trong 3 tháng), đồng thời thu hút lượng du khách đông kỷ lục.

Lái đò chùa Hương: mở đủ dịch vụ, kiếm bạc triệu mỗi ngày, dùng can nhựa làm phao cứu sinh 1
Những ngày đầu xuân mới, hàng vạn người trẩy hội đã phải nhích từng bước chân trong “biển người” để vào chùa Thiên Trù, động Hương Tích bái Phật, tham quan, chụp ảnh lưu niệm.

Một trong những cái thú của du khách khi đến chùa Hương chiêm bái trong những ngày xuân non bấy là được khám phá cảm giác bồng bềnh trên sông nước. Xuôi theo dòng Suối Yến, bến Đục, bến Trong dài 5 km để đến với động Hương Tích, chùa Thiên Trù, những con thuyền lướt nhẹ trên mặt nước chậm rãi, thong dong cả tiếng đồng hồ như dặn du khách tận hưởng trọn vẹn cảm giác được “chạm” vào thiên nhiên, bỏ lại những phiền muộn đời thường trong từng giây khắc du xuân.

Lái đò chùa Hương: mở đủ dịch vụ, kiếm bạc triệu mỗi ngày, dùng can nhựa làm phao cứu sinh 2
Một trong những cái thú của du khách khi đến đây là được khám phá cảm giác bồng bềnh trên sông nước.

Âm thầm góp vào cảm giác thảnh thơi cho khách du lịch đến chùa Hương là những lái đò. Lái đò chở khách vãn cảnh trong những ngày diễn ra lễ hội từ lâu đã thành một nghề thu hút đông đảo người dân các thôn: Yến, Hội Xá, Lục Khê... thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) tham gia.

Để đảm bảo trật tự, toàn bộ hơn 4.000 con đò hoạt động tại Suối Yến đều được đánh số và có biểm kiểm soát đăng ký tên chủ đò. Các lái đò cũng phải đăng ký thẻ tên và “định danh” con đò của mình bằng tên lái đò. Họ vừa là “tài xế” vừa kiêm luôn những hướng dẫn viên du lịch nhiệt tình.

Lái đò chùa Hương: mở đủ dịch vụ, kiếm bạc triệu mỗi ngày, dùng can nhựa làm phao cứu sinh 3
Các đò được quản lý bằng cách đánh số và tên chủ đò.

Hầu hết các chủ đò đều tự tay lái đò chở khách, một vài hộ kinh doanh có điều kiện hơn thì sắm riêng vài chiếc đò và thuê nhân công từ các xã khác đến chở thuê với mức lương từ 100.000 – 150.000 đồng/ngày.

Lái đò chùa Hương: mở đủ dịch vụ, kiếm bạc triệu mỗi ngày, dùng can nhựa làm phao cứu sinh 4
Các lái đò thuê đang chờ chủ đò gọi.

Lái đò chùa Hương: mở đủ dịch vụ, kiếm bạc triệu mỗi ngày, dùng can nhựa làm phao cứu sinh 5
Các "tài xế" thời vụ được tuyển phải là những người khỏe mạnh ...

Lái đò chùa Hương: mở đủ dịch vụ, kiếm bạc triệu mỗi ngày, dùng can nhựa làm phao cứu sinh 6
... có kinh nghiệm trên sông nước.

Lái đò chùa Hương: mở đủ dịch vụ, kiếm bạc triệu mỗi ngày, dùng can nhựa làm phao cứu sinh 7
Mỗi ngày công họ sẽ được trả từ 100.000 - 150.000 đồng.

Chở mỗi khách tham quan, chủ đò được hưởng 35.000 đồng (số tiền này đã được khách chi trả trước khi mua vé tham quan chùa Hương) và được thanh toán có kỳ hạn dựa trên những cuống vé thu về được. Ngoài ra, sau mỗi chuyến hành hương, đôi khi các đoàn cũng bồi dưỡng thêm cho lái đò chút đỉnh tiền công, gọi là lấy may đầu năm.

Lái đò chùa Hương: mở đủ dịch vụ, kiếm bạc triệu mỗi ngày, dùng can nhựa làm phao cứu sinh 8
 Lượng khách của mỗi đò, ngoài du khách vãng lai thì chủ yếu là các khách quen do các lái xe chở đoàn hành hương quen thân “dắt mối” hoặc các đò khác quá tải “sang nhượng” lại. Với những khách kiểu “sang nhượng” như thế, chủ đò thường phải chiết khấu 10.000 – 15.000 đồng/khách cho đò kia.

Lái đò chùa Hương: mở đủ dịch vụ, kiếm bạc triệu mỗi ngày, dùng can nhựa làm phao cứu sinh 9
Bên cạnh các đò vận tải phục vụ khách du lịch, một số chủ đò nhanh nhạy ở chùa Hương còn nghĩ ra mô hình đò dịch vụ kinh doanh các mặt hàng nước giải khát phục vụ du khách thập phương.

Những ngày lễ hội chùa Hương, nghề gắn liền với sông nước này đem lại bộn tiền cho những chủ đò. Tuy nhiên, chèo đò chở khách là một việc làm khá vất vả, xuôi ngược tất bật, đòi hỏi lái đò phải có sức khỏe dẻo dai, bền bỉ mới chịu được áp lực công việc.

Lênh đênh phận nữ lái đò

Lạ là, cái nghề chèo lái này lại thu hút chủ yếu là chị em phụ nữ tham gia. Ngắm nhìn những con đò chứa đầy khách được các chị khéo léo bẻ lái, khua nước cho nhẹ nhàng vượt qua một quãng đường sông nước có vẻ tao nhã, thảnh thơi.

Nhưng khi thử tay chèo mới hiểu, cái nhẹ nhàng ấy là kết quả của những cú oằn người truyền hết sức lực vào mái chèo và sự tập luyện nhuần nhuyễn nhiều năm.

Lái đò chùa Hương: mở đủ dịch vụ, kiếm bạc triệu mỗi ngày, dùng can nhựa làm phao cứu sinh 10
Chèo đò mang lại thu nhập cao ...
Lái đò chùa Hương: mở đủ dịch vụ, kiếm bạc triệu mỗi ngày, dùng can nhựa làm phao cứu sinh 11
...nhưng lại là nghề rất vất vả.
 

Chị Tuyết, một chủ đò đã gắn bó nhiều năm với nghề chia sẻ: “Những ngày diễn ra lễ hội, đặc biệt là ngày khai hội, các thuyền chở khách du lịch rất đông đúc hoặc gặp những khách du lịch hiếu động, thích thú với cảnh sông nước cứ xoay trở liên tục để chụp ảnh làm thuyền nghiêng, tròng trành như muốn hất tung khách xuống nước.

Nếu chèo không cẩn thận, “non” tay, các thuyền sẽ đâm vào nhau ngay. Sợ nhất là những hôm ngược gió, cả ngày chèo khách không thất mệt, nhưng tối về mới thấy hai tay đau nhức, người ngợm mỏi nhừ
”.

Nói vậy rồi chị lại chép miệng: “nhiều năm gắn bó với con đò, với nghề đưa đón khách du lịch cũng thành quen, những đợt nghỉ hội, vắng khách lại thấy nhơ nhớ”.

Lái đò chùa Hương: mở đủ dịch vụ, kiếm bạc triệu mỗi ngày, dùng can nhựa làm phao cứu sinh 12
Lái đò ở chùa Hương hầu hết là phụ nữ ...

Lái đò chùa Hương: mở đủ dịch vụ, kiếm bạc triệu mỗi ngày, dùng can nhựa làm phao cứu sinh 13
... những người vốn được gọi là "phái yếu".

Giờ làm việc của các lái đò phụ thuộc giờ hành hương nên cũng khá oái oăm. Từ khoảng 3 - 4 giờ sáng các chị đã có mặt ở bến đón khách, đưa khách xuôi – ngược dòng Suối Yến cho hết giờ hành lễ cũng đến khi tắt nắng, khoảng 17 giờ chiều. Khi có khách quen gọi, kể cả nửa đêm gà gáy họ cũng tất tưởi đem đò ra đón.

Lái đò chùa Hương: mở đủ dịch vụ, kiếm bạc triệu mỗi ngày, dùng can nhựa làm phao cứu sinh 14
Từ tờ mờ đất, các chị đã có mặt ở bến đò...

Lái đò chùa Hương: mở đủ dịch vụ, kiếm bạc triệu mỗi ngày, dùng can nhựa làm phao cứu sinh 15
... sẵn sàng đón khách.
 
Lái đò chùa Hương: mở đủ dịch vụ, kiếm bạc triệu mỗi ngày, dùng can nhựa làm phao cứu sinh 16
Các lái đò chủ yếu ăn uống tạm bợ ngay tại bến.

Lái đò chùa Hương: mở đủ dịch vụ, kiếm bạc triệu mỗi ngày, dùng can nhựa làm phao cứu sinh 17
Mùa vãn khách, chúng tôi còn chuẩn bị cơm nước từ sáng để đem lên đò ăn tranh thủ, chứ mùa này thì chịu rồi, cứ bánh chưng, bánh nếp, cơm nắm… trường kỳ thôi, vừa gọn nhẹ vừa cơ động– một nữ lái đò bộc bạch.

Lái đò chùa Hương: mở đủ dịch vụ, kiếm bạc triệu mỗi ngày, dùng can nhựa làm phao cứu sinh 18
Hớp nước vội giữa giờ vãn khách.

Lái đò chùa Hương: mở đủ dịch vụ, kiếm bạc triệu mỗi ngày, dùng can nhựa làm phao cứu sinh 19
Giấc ngủ trưa, giờ nghỉ ngơi cũng là xa xỉ với họ. Có chăng, các chị gác mái chèo, nằm ngay trên đò tranh thủ chợp mắt trong lúc đợi khách.

Sống bám vào sông nước, sinh hoạt không đúng giờ giấc năm này qua tháng nọ khiến những phụ nữ sống bằng nghề đưa đò, ai nấy cũng nom già trước tuổi. Làn da họ sạm đen, tay chai sần, lưng ai cũng hơi cong, nhưng trong ánh mắt họ là niềm vui với nghề.  Các chị cho hay, mùa cao điểm lễ hội chùa Hương chỉ diễn ra trong vòng 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng ba âm lịch), đó cũng là thời điểm bội thu của cánh lái đò. Hết hội, họ lại quay trở về với việc làm nông, buôn bán lặt vặt để có thêm thu nhập.

Lái đò chùa Hương: mở đủ dịch vụ, kiếm bạc triệu mỗi ngày, dùng can nhựa làm phao cứu sinh 20
Mỗi năm chỉ có một mùa lễ hội 3 tháng, họ sống bằng nghề chèo lái.

Kiếm mạnh trong 3 tháng thôi nhưng cũng phải đầu tư cho nghiêm chỉnh. Khi đò cũ là phải sửa hoặc đóng mới ngay. Mỗi con đò được đóng mới có giá từ 5 - 15 triệu đồng, tùy theo kích cỡ và tiện nghi” – những chủ đò kể vậy. Đặc biệt, trong năm 2014 này, nhiều chủ đò đã thiết kế mô hình đò có ghế ngồi, tuy không “nhồi” được nhiều người như kiểu cũ nhưng rất đảm bảo an toàn cho khách khi đi chuyển, được du khách rất hưởng ứng.

Lái đò chùa Hương: mở đủ dịch vụ, kiếm bạc triệu mỗi ngày, dùng can nhựa làm phao cứu sinh 21
Mỗi con đò đóng mới có giá từ 5 - 15 triệu đồng, tùy theo kích cỡ và tiện nghi.

Lái đò chùa Hương: mở đủ dịch vụ, kiếm bạc triệu mỗi ngày, dùng can nhựa làm phao cứu sinh 22
Mô hình đò cải tiến có ghế ngồi mới xuất hiện trong năm 2014 này.

Lái đò chùa Hương: mở đủ dịch vụ, kiếm bạc triệu mỗi ngày, dùng can nhựa làm phao cứu sinh 23
Theo quy định của Ban Tổ chức lễ hội, tất cả các thuyền đò chở du khách phải có sọt đựng rác cũng như lái đò phải tự giác nhắc nhở du khách, tránh việc để khách hành hương vứt bừa bãi rác xuống dòng suối, ven đường gây ô nhiễm môi trường. Tình trạng xả rác trên dòng suối Yến đã giảm đi đáng kể.

Tuy nhiên, còn một điều đáng bàn là hầu hết các chủ đò đều chưa quan tâm đến chuyện trang bị áo phao cứu sinh cho khách cũng như bản thân người lái đò, dù đã biết đến những quy định cũng như nguy cơ xảy ra tai nạn khi lưu thông đường thủy. Một lái đò tiết lộ, chuyện du khách bị ngã, gặp tai nạn trong quá trình hành hương thì ít thấy, nhưng bị ngã ở hai đầu bến thì không phải là hiếm.

Bến chật hẹp, lượng đò đông, lắm khi đò không thể cập sát bến được, du khách phải bước qua mấy đò mới lên tới bờ, không ít người đã trượt chân, ngã xuống nước. Nghe vậy, biết vậy, nhưng nhiều năm qua, họ vẫn “thả rông” tính mạng của du khách và bản thân cho hà bá như thế.

Lái đò chùa Hương: mở đủ dịch vụ, kiếm bạc triệu mỗi ngày, dùng can nhựa làm phao cứu sinh 24
Hầu hết các đò ở chùa Hương đều không được trang bị áo phao cứu sinh.

Lái đò chùa Hương: mở đủ dịch vụ, kiếm bạc triệu mỗi ngày, dùng can nhựa làm phao cứu sinh 25
Số hiếm còn lại có trang bị "phao" bằng can nhựa.