Trong lối sống hiện đại ngày nay, nhiều người trẻ đã lựa chọn các thực phẩm lành mạnh như rau củ, trái cây, đậu nành... để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Ảnh: TL
Ung thư vú và nỗi buồn chông chênh
Vừa tạm bình phục sau đợt xạ trị sau phẫu thuật cắt bỏ vú phải cách đây 8 tháng, chị Thanh Hương, 38 tuổi, phải chữa trầm cảm vì vẫn chưa thể chấp nhận sự thật bản thân mang bệnh này. Hai năm trước, qua khám sức khỏe định kỳ, bác sĩ phát hiện chị có nang nhỏ ở vú phải, chẩn đoán là nang lành và yêu cầu theo dõi thêm. Nhưng, trong lần khám cuối năm 2020, kết quả siêu âm cho thấy nang tăng kích thước bất thường và bờ không đều, bác sĩ chỉ định chị vào bệnh viện làm thêm 1 số xét nghiệm rồi chẩn đoán ung thư giai đoạn 2, phải phẫu thuật trước khi tế bào ung thư di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.
"Tôi lặn lội mấy bệnh viện, tìm thầy thuốc đông y giỏi để nhờ tư vấn với hy vọng có thể chữa bệnh mà không cần cắt nhũ. Thế nhưng, cuối cùng cũng phải cắt bỏ" – chị Thanh Hương nhớ lại một giai đoạn khủng hoảng của mình.
Cũng vì mang bệnh, kế hoạch đám cưới đầu năm 2021 của chị đã hoãn vô thời hạn và mơ ước có 1 đứa con của chị cũng khó thành hiện thực. Hiện tại, dù rất nỗ lực nhưng chị chưa thể thoát khỏi tâm trạng tiêu cực, chán ghét bản thân và luôn cảm thấy mệt mỏi.
Với phụ nữ, ung thư và bị mất vú đã là một nỗi đau, nhưng đáng buồn hơn, họ phải đối diện với những âu lo, căng thẳng và cả sự mặc cảm, chông chênh trong cả đời sống vợ chồng.
Tương tự như hoàn cảnh của chị Thanh Hương, chị Lê Ngân cần cắt bỏ một bên vú phải vì ung thư. Năm năm sau, cuộc sống vợ chồng của chị cũng bị ảnh hưởng và thay đổi nhiều so với thời gian trước. Dù được chồng thương yêu và chăm sóc, động viên tận tình nhưng chị Ngân nói rằng: "Lúc đầu đứng trước gương, nhìn vết sẹo trên ngực của mình, tôi không chịu nổi và chỉ chực trào nước mắt. Mình còn thấy ghê với cơ thể mình thì nói gì đến người khác, cho dù đó là chồng".
Theo Bộ Y tế, ung thư vú là bệnh ung thư hàng đầu ở phụ nữ tại các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú đang gia tăng ở các nước đang phát triển do tuổi thọ tăng, tốc độ đô thị hóa tăng và thay đổi lối sống.
Báo cáo Globocan 2020 (*) cho thấy tại Việt Nam, ở nữ, số người mới mắc ung thư vú đứng hàng thứ nhất, với 21.555 người, chiếm 25.8%. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 40-60 nhưng đang có xu hướng tấn công cả những người trẻ.
Thay đổi từ đậu nành và ăn uống lành mạnh
Một phương thức phòng bệnh quan trọng ngừa ung thư vú được nhắc đến là phải duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt bổ sung các loại thực phẩm từ đậu nành, thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và chất chống oxy hoá. Ảnh: TL
Chị Ngọc Mai, một người đã được mổ ung thư vú cách nay 6 năm và hiện đang sinh hoạt trong Mạng lưới ung thư vú Việt Nam nói rằng từ sau khi bị ung thư và được điều trị, chị đã ý thức hơn về sức khỏe và thay đổi lối sống, ăn uống để tránh cho căn bệnh tái phát.
Từ một người ưa thích các món ăn từ thịt, đặc biệt là thịt đỏ, chị dần chuyển sang chế độ ăn đa dạng với thành phần chính là cá và rau củ. Chị cũng siêng năng đi bộ, đạp xe buổi sáng đều đặn, nhờ vậy các chỉ số sức khoẻ đều đạt yêu cầu.
"Thật ra lúc đầu tôi cũng lúng túng và nghe rất nhiều lời khuyên từ bác sĩ, bạn bè, sách vở và cả Google, nhưng cuối cùng tôi nhận ra là phải biết lắng nghe cơ thể và nên nạp những chất nào có lợi cho cơ thể. Tôi vẫn ăn thịt bò, nếu thấy thèm, nhưng ý thức là chỉ ăn một ít, còn lại ưu tiên cho những thứ lành mạnh", chị Ngọc Mai chia sẻ.
Nhận định về vấn đề dinh dưỡng, bác sĩ CKII, chuyên gia dinh dưỡng Đỗ Thị Ngọc Diệp, lưu ý: "Việc lựa chọn chế độ ăn uống lành mạnh được hiểu là cung cấp đủ nhu cầu năng lượng, chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và chất khoáng. Nên ăn cân đối thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật. Ngoài ăn thịt, cá, trứng và thủy sản, nên ăn đậu nành và các sản phẩm của đậu nành để có nguồn đạm thực vật tốt cho cơ thể, giúp cho phụ nữ ngăn ngừa ung thư vú".
Thật vậy, theo các tài liệu khoa học, đậu nành là nguồn thực phẩm giàu Isoflavone. Đây là một nhóm chất phytoestrogen (estrogen có nguồn gốc từ thực vật), được tìm thấy chủ yếu trong cây họ đậu. Isoflavone quy tụ những đặc tính rất đặc biệt, là nhóm chất phytoestrogen được chú ý nhất bởi ẩn chứa những hoạt tính giống như estrogen và những lợi ích rộng rãi đối với sức khỏe con người.
Tiến sĩ Fang Fang Zhang, Trường Khoa học Dinh dưỡng và Chính sách Friedman, Đại họcTufts, Boston, Massachusetts (**), người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết thực phẩm từ đậu nành đã được chứng minh có liên quan đến làm giảm nguy cơ tử vong do ung thư vú hoặc tái phát ung thư vú ở bệnh nhân châu Á.
Tiến sĩ Anne McTiernan của Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson ở Seattle Seattle có đưa ra một số lời khuyên. Ông cho rằng, để phòng ngừa bệnh ung thư vú, phụ nữ cần kiểm tra ung thư thường xuyên theo độ tuổi, không hút thuốc, giữ lượng tiêu thụ rượu ở mức thấp (không quá 1 ly mỗi ngày), giữ lối sống năng động cũng như cân nặng trong giới hạn bình thường so với chiều cao.
Đậu nành đã được chứng minh có liên quan đến làm giảm nguy cơ tử vong do ung thư vú hoặc tái phát ung thư vú. Ảnh: TL
Cùng Vinasoy hướng tới thói quen ăn uống lành mạnh
Có một câu nói rất nổi tiếng: "You are what you eat" (Tạm dịch: Sức khỏe của bạn từ chính thức ăn bạn nạp vào). Do đó, nếu chủ động duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh thì mọi người sẽ có được thẻ vàng sức khỏe cho mình.
Ủng hộ cho xu hướng này, trong nhiều năm nay Công ty sữa đậu nành Việt Nam – Vinasoy đã liên tục nghiên cứu và cho ra đời nhiều sản phẩm tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng và hướng người tiêu dùng thay đổi thói quen "ăn sạch, sống xanh", duy trì sức khỏe tốt. Vinasoy cũng chính là doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực gần 25 năm qua để mang đến những sản phẩm dinh dưỡng sáng tạo, tối ưu từ nguồn đậu nành thiên nhiên cho người dùng.