Làm mẹ chưa bao giờ là dễ dàng dù là lần đầu hay lần hai, lần ba. Để hoàn thành thiên chức đó, mỗi người mẹ đều tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó sách là một nguồn thông tin rộng mở.
Vậy hãy tham khảo những đầu sách về dạy con dưới đây để học hỏi thêm về cách nuôi dạy con nhé!
1. NGƯỜI MẸ TỐT HƠN LÀ NGƯỜI THẦY TỐT:
Cuốn sách là một tác phẩm về giáo dục gia đình xuất sắc hiếm có. Cho nên trong lần tái bản này, về mặt hình thức, “Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt” đã thay đổi thiết kế bìa, xuất hiện với một diện mạo hoàn toàn mới. Về nội dung, chỉ cắt bỏ 2 mục trong bản gốc, nhưng lại bổ sung thêm 4 mục mới, phần còn lại giữ nguyên không đổi.
Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt là cuốn sổ tay về giáo dục gia đình xuất sắc của chuyên gia giáo dục Doãn Kiến Lợi, là tác phẩm ngay từ khi còn chưa được xuất bản đã được lưu hành dưới hình thức “bản chép tay”.
Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt so với nhiều cuốn sách về giáo dục gia đình khác có những đặc điểm sau:
1. Đưa ra những nguyên tắc giáo dục gia đình hoàn toàn mới mẻ, giúp các bậc cha mẹ có cái nhìn toàn diện hơn về quá trình trưởng thành của trẻ.
2. Đưa ra nhiều cách đơn giản mà hữu dụng, lý luận và thực tiễn kết hợp hoàn hảo với nhau, giúp các bậc phụ huynh có thể áp dụng và đem lại hiệu quả ngay lập tức.
3. Chỉ cho các bậc cha mẹ cách để giúp con yêu thích sự học, nâng cao thành tích, cách dạy trẻ làm người, luôn tự lập, tự cường, sống trách nhiệm.
Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt là một cuốn sách mô phạm thực sự cầu thị bàn về giáo dục gia đình, là công cụ thực dụng nhất của các bậc phụ huynh.
2. NUÔI DẠY BÉ TRAI THEO CÁCH MẸ NHẬT:
Các bà mẹ luôn than thở rằng họ không thể nào hiểu được con trai mình, sao chúng nghịch thế, sao chúng toàn làm những điều kì quái thế? Bằng con mắt của một “chuyên gia về các bé trai”, tác giả Yasuhiro Kozaki sẽ giải đáp những thắc mắc này và đưa ra những lời khuyên, phương pháp bổ ích để các bà mẹ - vốn mang giới tính ngược với các cậu con trai – có thể hiểu, thích nghi được với thế giới của những cậu bé này, từ đó tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp nhất.
Một số trích dẫn hay trong cuốn “Nuôi dạy bé trai theo cách mẹ Nhật”:
“Tại sao con trai tôi lại không chịu ngồi yên một chỗ?”
“Tại sao con trai lại hay thích trèo lên chỗ cao thế?”
“Tại sao con trai lại cố tình giẫm vào chỗ có vũng nước thế. Liệu có luật lệ nào bắt phải như vậy không?”
Chắc hẳn các mẹ có con trai đã không dưới một lần rơi vào tình huống như trên. Có lẽ các mẹ sẽ không lý giải được những việc tại sao con trai lại làm như vậy. Và nếu dù chỉ một lần, trong đầu các mẹ hiện lên các câu hỏi như “Tại sao? Sao lại thế? Không thể hiểu được!”, thì cuốn sách này, chính là viết ra để dành cho các mẹ - những người mẹ rất yêu con trai mình nhưng đang loay hoay không tìm ra cách để có thể bước vào thế giới bí ẩn nhưng rất đáng yêu của các cậu bé.
Mời các bạn đón đọc “Nuôi dạy bé trai theo cách mẹ Nhật - Yasuhiro Kozaki”!
3. VÔ CÙNG TÀN NHẪN, VÔ CÙNG YÊU THƯƠNG:
Vì trái tim có hình ngọn lửa, nên dù yêu con đến mấy, cha mẹ cũng cần phải biết “tàn nhẫn”, cần phải đẩy con ra khỏi vòng tay ấm áp của mình, dằn lòng tập cho con quen với nghịch cảnh và cố giữ một ánh nhìn lạnh nhạt để con tự chống chọi với khó khăn. Cha mẹ chỉ nên đứng từ xa, dùng tình yêu thương của mình để thắp lên ngọn lửa nghị lực, giúp con trưởng thành với một trái tim quả cảm, nhiệt thành và mạnh mẽ.
Và như vậy, “tàn nhẫn” cũng là “yêu thương”, một dạng thức yêu thương có trách nhiệm để đem lại cho gia đình một đứa con ngoan, và trao cho xã hội một công dân tốt.
Sara Imas là một bà mẹ Trung Quốc mang trong mình dòng máu Do Thái. Sau khi quan hệ Trung Quốc – Israel được thiết lập, trước tiếng gọi trở về cố hương, Sara đã từ bỏ cuộc sống an yên ở Thượng Hải, mang theo ba đứa con thơ để trở về Israel, nơi đồng bào của bà đang phải ngày ngày chịu đựng khói lửa chiến tranh, bắt đầu một trải nghiệm giáo dục đặc biệt của mình. Tác giả không ngần ngại phơi bày những bất cập vốn tồn tại đã lâu trong cách nuôi dạy con của người Trung Quốc, đồng thời nêu bật những quan điểm về tình mẫu tử, những giá trị thiết thực trong nền giáo dục gia đình của người Do Thái.
Với những trải nghiệm trong môi trường sống mới này, Sara đã quyết tâm rũ bỏ hình tượng của một “bà mẹ trực thăng” luôn nuông chiều, quán xuyến mọi việc cho con để trở thành một bà mẹ lý trí, biết gửi gắm tình yêu con cái của mình dưới một vỏ bọc sắt đá, kiên trì và đầy tính cương quyết. Hình ảnh của “bà mẹ Do Thái” này khiến không ít người cho rằng đó là một phương thức quá lạnh lùng, thế nhưng những gì mà bà mang lại cho ba đứa con của mình đã thực sự khiến chúng ta vỡ ra nhiều điều về tình mẫu tử.
Như chính lời Sara đã đúc kết: “Giấu đi một nửa tình yêu không có nghĩa là mất đi tình yêu đó, mà chỉ là yêu một cách sâu sắc hơn, khoa học hơn và nghệ thuật hơn; giữ khoảng cách 20% không có nghĩa là bỏ mặc con, mà ngược lại, dù cách chúng trăm núi vạn đèo tôi vẫn luôn chia sẻ tâm sự cùng chúng… Tôi không bao giờ tạo ra những thử thách khi các con chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Khả năng chịu áp lực của con phải được nuôi dưỡng ngay từ nhỏ. Nếu thường ngày tôi không tạo ra một chút ‘mưa’, thì sau này làm sao chúng có thể vượt qua được bão tố phong ba?”
Hãy tham khảo những người đi trước và trở thành một bà mẹ thông thái nhé!