Trí tò mò kích thích trẻ tìm hiểu về các sự vật không chỉ bằng cách nắm hay chạm vào chúng mà còn nếm, ngửi, hít, cắn hoặc thậm chí nhồi nhét vào mũi, tai và miệng của mình… Từ đó, ở lứa tuổi từ 9 tháng trở đi, trẻ cũng thường và dễ gặp các tai nạn thương tích do dị vật nhiều hơn.
Danh sách dưới đây minh họa 22 dị vật thường được tìm thấy trong tai và mũi của trẻ. Infographic đầy màu sắc này nhằm mục đích cảnh báo đến các bậc cha mẹ một cách thẳng thắn và rõ ràng về những vật phổ biến nhất có thể gây nguy hiểm cho các con bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu. Từ đá cuội, bút chì màu, mẩu khoai chiên, cục tẩy,... đều cần được cảnh giác.
Khi phát hiện ra những bất thường của trẻ, bố mẹ cần hết sức bình tĩnh và trấn an trẻ. Dị vật có thể vào sâu hơn khi bạn cố gắng lấy hoặc gắp nó ra. Nếu dị vật nằm bên ngoài vành tai hoặc lỗ mũi và bạn nhìn thấy rõ nó, khi trẻ chịu ngồi im, bạn có thể dùng nhíp vào lúc này.
Nếu bạn không thể thấy rõ dị vật vì nó nằm sâu bên trong, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ càng sớm càng tốt để lấy dị vật ra bằng những dụng cụ chuyên môn. Vào thời điểm này, sự can thiệp y tế kịp thời là rất quan trọng. Phản ứng chậm trễ có thể khiến trẻ rơi vào tình trạng nguy kịch.
(Nguồn: Pishposhbaby)