1. Sữa non

Sữa non là lớp sữa có màu vàng, được sản xuất ra trong những ngày đầu tiên, sau khi mẹ “vượt cạn”, trước khi bắt đầu thời kỳ tiết sữa.

Sữa non rất giàu chất kháng thể và chất dinh dưỡng – nguồn thức ăn hoàn hảo cho bé mới chào đời. Ngoại trừ trường hợp đặc biệt, nếu không, bạn vẫn nên cho bé bú ít nhất vài ngày sau khi bé chào đời. Như thế, bé xây dựng được hệ miễn dịch tự nhiên – nguồn lợi do sữa non mang lại.

2. Sữa đầu

Sữa đầu là nguồn sữa được tiết ra ngay khi mẹ cho con bú. Đây là lớp sữa nghèo chất dinh dưỡng, ít chất béo, chỉ nhằm mục đích thỏa mãn cơn khát của bé.

3. Sữa sau

Sữa sau là lớp chảy ra tiếp theo, sau sữa đầu. Đây là lớp sữa giàu chất béo, dồi dào chất dinh dưỡng – quan trọng trong sự phát triển của bé. Đảm bảo bé luôn bú cạn một bên ngực mẹ trước khi chuyển bé sang bầu ngực còn lại. Như thế, bé mới nhận đủ 2 nguồn sữa là sữa đầu và sữa sau.

Các lớp sữa mẹ và bí quyết cho con bú đúng 1
Mẹ nên biết cách cho bé bú để con nhận được lớp sữa giàu dinh dưỡng nhất. (Ảnh minh họa)

4. Tránh mất cân bằng giữa sữa đầu và sữa sau

Nhóm người mẹ thừa sữa, cho con bú ngắn dễ dẫn tới tình trạng mất cân bằng giữa sữa đầu – sữa sau. Điều này sẽ khiến bé không nhận đủ lớp sữa béo, giàu dinh dưỡng. Kết quả, bé liên tục quấy khóc, đầy hơi, phân có màu xanh. Thỉnh thoảng, mẹ còn nghe rõ tiếng bụng bé sôi “ùng ục”.

Bé cần được “ti mẹ” thường xuyên, ngay cả khi bé không thoải mái. Chính sữa mẹ sẽ giúp bé giảm thiểu những triệu chứng khó chịu, tránh đầy hơi cho bé. Tuy nhiên, để đảm bảo cân đối giữa sữa đầu – sữa sau, mẹ nên chú ý điểm sau:


- Để bé bú cạn một bên ngực mẹ trước khi chuyển bé sang bên ngực kia.

- Cho bé bú đều 2 bên ngực mẹ, tránh chỉ cho bú một bên ngực và không nên rập khuôn thời gian. Thời gian hợp lý cho mỗi lần bú ở bé là khoảng 10-15 phút. Để tăng tiết sữa đều, bạn nên luân phiên cho bé bú: nếu lần này bé bú bên trái thì lần khác sẽ là bên phải. Ngoài ra, việc cho bé bú đều còn sản xuất ra một loại hormone, kích thích tuyến sữa hoạt động hiệu quả. Nhờ thế, bạn tránh được tình trạng mất sữa.

- Quan niệm nếu bé bỏ bú trong vài ngày thì người mẹ không nên cho bé bú tiếp vì sợ sữa bị chua là không đúng. Sữa mẹ khác với sữa được dự trữ trong bình nên nó không thể bị hỏng.